Thông báo

Icon
Error

Gửi chủ đề Trả lời
Một số chỉ số kinh tế quan trọng
NGUYỄN THANH HÒA
#1 Đã gửi : 12/03/2013 lúc 01:31:15(UTC)

Cảm ơn: 17 lần
Được cảm ơn: 108 lần trong 69 bài viết
Một số chỉ số kinh tế quan trọng.

PMI

Chỉ số quản lý mua hàng PMI (Purchasing Managers Index) phản ánh sức khỏe của khu vực sản xuất. Chỉ số này được tính bằng tỷ lệ phần trăm số nhà quản lý phụ trách việc mua hàng cho rằng tình hình kinh doanh tháng này tốt hơn tháng trước.Dữ liệu phân tích PMI được thu thập qua một cuộc khảo sát 400 nhà quản lý phụ trách việc mua hàng thuộc khu vực sản xuất về 5 yếu tố với trọng số cho từng yếu tố khác nhau: sản lượng (25%), số đơn đặt hàng mới (30%), tốc độ giao hàng của nhà cung cấp (15%), hàng tồn kho (10%) và tình trạng việc làm (20%).



thị trường chứng khoán luôn có biến động mạnh nếu PMI được công bố không đúng như dự đoán của nhà đầu tư. PMI có khoảng dao động từ 0-100 (%), trong đó, mốc 50 điểm là ranh giới giữa sự thu hẹp và mở rộng sản xuất.

Tại Mỹ, PMI được Viện quản lý nguồn cung ISM công bố thường kỳ vào 10h sáng (giờ miền Đông) ngày làm việc đầu tiên mỗi tháng. Từ tháng 10/2003, JPMorgan cho ra đời chỉ số PMI toàn cầu theo kết quả cuộc khảo sát 7600 giám đốc mua hàng từ 26 quốc gia, chiếm 83% GDP toàn cầu. Kể từ tháng 8, PMI toàn cầu đã vượt mốc 50, cho thấy kinh tế thế giới đang trên đà hồi phục.

PPI

Việt Nam hiện đang đo mức độ lạm phát dựa trên chỉ số CPI, ngoài ra, một số nước trên thế giới còn đang sử dụng một chỉ số quan trọng không kém, đó là Chỉ số giá sản xuất PPI (Producer Price Index).

Khác với CPI chỉ tính tới giá cả hàng hóa dịch vụ tới tay người tiêu dùng, PPI lại phản ánh biến động giá cả hàng hóa đầu vào của nhà sản xuất nội địa.

PPI tăng gây áp lực tăng giá sản phẩm đầu ra cho doanh nghiệp nên chỉ số này phần nào cũng báo hiệu trước lạm phát có thể xảy ra. Tuy vậy, doanh nghiệp cũng có thể chọn giải pháp giảm lợi nhuận và giữ nguyên giá bán. Do đó, PPI không phản ánh tình hình lạm phát chính xác như CPI. Cục thống kê lao động Mỹ thu thập giá cả của trên 100.000 mặt hàng để tính ra chỉ số PPI và công bố lúc 8h30 giờ miền Đông vào tuần thứ hai hoặc ba mỗi tháng.

Đường cong lợi suất

Đường cong lợi suất (yield curve) thể hiện mối quan hệ giữa lợi suất và thời gian đáo hạn của các loại chứng khoán nợ có xếp hạng tín dụng bằng nhau. Thông thường, thời gian đáo hạn càng dài thì lợi suất càng cao để bù đắp lại rủi ro cho nhà đầu tư (đường cong lợi suất chuẩn hay lồi). Tuy vậy, trong một số trường hợp đặc biệt, đường cong này còn có hai hình dạng đặc biệt khác.

Khi nhà đầu tư có các phán đoán trái ngược nhau về diễn biến tiếp theo của thị trường, lợi suất cả ngắn và dài hạn đều không thể hiện xu hướng biến động rõ ràng tạo nên một đường lợi suất phẳng.

Đường lợi suất phẳng báo hiệu nền kinh tế sắp có biến chuyển lớn, có thể từ suy thoái sang tăng trưởng hoặc ngược lại. Đường cong có dạng lõm chỉ xuất hiện khi nền kinh tế sắp rơi vào suy thoái, theo đó vay nợ càng dài lợi suất càng giảm.

Lý do là các doanh nghiệp trong ngắn hạn đang rất “khát vốn”, do đó họ chấp nhận trả lãi suất cao để vay được tiền. Hiện đường cong lợi suất thuộc dạng lồi, báo hiệu nền kinh tế đã thoát khỏi khủng hoảng.

Khi nhà đầu tư có các phán đoán trái ngược nhau về diễn biến tiếp theo của thị trường, lợi suất cả ngắn và dài hạn đều không thể hiện xu hướng biến động rõ ràng tạo nên một đường lợi suất phẳng.

Hiện đường cong lợi suất thuộc dạng lồi, báo hiệu nền kinh tế đã thoát khỏi khủng hoảng.

(Theo Cẩm nang ngân hàng đầu tư – Mạc Quang Huy)

ECI

Đầu mỗi quý, Cục thống kê lao động Mỹ công bố Chỉ số chi phí việc làm ECI (Employment Cost Index) dựa trên kết quả khảo sát bảng lương vào tháng cuối cùng của quý trước đó. ECI đo lường sự biến động của lương thưởng trên một giờ lao động của nhân công qua các quý.

ECI không chỉ tính đến khoản “lương cứng” của người lao động mà còn cả tiền thưởng và các khoản phúc lợi khác như bảo hiểm thất nghiệp, chăm sóc y tế… Tuy vậy, nó không tính tới các khoản làm thêm ngoài giờ.

Lương thường tăng trước khi nhà sản xuất tăng giá sản phẩm. Do đó, nếu lương tăng (hay ECI tăng) nghĩa là nền kinh tế đang có nguy cơ lạm phát. Vì vậy, ECI ảnh hưởng trực tiếp mạnh tới thị trường chứng khoán, đặc biệt là trái phiếu.

Cựu Chủ tịch FED Alan Greespan từng nói: “Để hiểu được nền kinh tế Mỹ, nhất thiết phải hiểu được chỉ số ECI. Nó đảm bảo tính chính xác cho số liệu về chi phí lao động, để từ đó đưa ra chính sách kinh tế hay kế hoạch kinh doanh.”

(Theo BLS, Investopedia)

CCI

Khác với các chỉ số trên đến từ cơ quan chính phủ, chỉ số niềm tin tiêu dùng CCI (Consumer Confidence Index) do tổ chức phi lợi nhuận Conference Board công bố, đo lường mức độ lạc quan của người tiêu dùng đối với nền kinh tế. CCI càng cao, người tiêu dùng càng tin tưởng vào việc làm và thu nhập của mình, vì thế, họ cũng dám chi tiêu hơn. Kết quả là nền kinh tế tăng trưởng nhờ tiêu dùng tăng.

Tuy vậy, quy mô điều tra của chỉ số này là khá nhỏ, chỉ khoảng 5.000 hộ gia đình. Hơn nữa, kết quả điều tra lại phụ thuộc quá nhiều vào ý kiến chủ quan của người được hỏi. Ví dụ như giá dầu tăng từ 60 lên 70 đô la/thùng có thể khiến người tiêu dùng có cảm giác lo ngại vì mình bị “nghèo đi” nhưng thực tế, tiền mua xăng chỉ chiếm có 5% chi tiêu. Tuy không ảnh hưởng mấy tới ví tiền, nhưng nó lại gây tác động xấu tới câu trả lời khi thu thập số liệu cho CCI.
2 người cảm ơn NGUYỄN THANH HÒA cho bài viết.
Trả lời nhanh Hiển thị Trả Lời Nhanh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Gửi chủ đề Trả lời
Di chuyển  
Bạn có thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn có thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn có thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn có thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn có thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn có thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT.