Thông báo

Icon
Error

9 Trang123>»
Gửi chủ đề Trả lời
6 tháng tới sẽ ra sao ???
NGUYỄN VĂN QUÝ
#1 Đã gửi : 21/01/2013 lúc 11:41:48(UTC)

Cảm ơn: 18 lần
Được cảm ơn: 131 lần trong 48 bài viết
Tiếp nối bài viết “Khi vĩ mô đã an bài, thời điểm mua sẽ đến !?”

link: https://ezdiscuss.fpts.c...oi-diem-mua-se-den.aspx

Dựa trên bài viết trước, tính tới thời điểm hiện tại những chỉ tiêu vĩ mô cơ bản như GDP, CPI, tăng trưởng tín dụng… đều diễn biến rất sát với các dự báo. Với quan điểm cho rằng khi các thông tin vĩ mô yếu kém kìm hãm tâm lý thị trường được công bố đặc biệt là vào thời điểm kết thúc năm tài chính sẽ là lúc thị trường lấy lại trạng thái cân bằng, mua bán hạn chế, thanh khoản sụt giảm.

Thị trường chứng khoán là thị trường của niềm tin và trong đó yếu tố đầu cơ luôn tồn tại. Vì vậy khi thị trường cân bằng chính là thời điểm lý tưởng cho các dòng tiền đầu cơ. Hiểu một cách khác, khi tâm lý ngại rủi ro và sự chán nản đi kèm với thận trọng của đa phần thị trường sẽ khiến cho các đợt “đánh lên” tại một số mã dễ dàng thu hút và lôi kéo các thành viên đang tham gia thị trường. Đây chính là “mầm mống” đầu tiên để hình thành những con sóng, dù mới chỉ ở mức độ khởi đầu, một sự hồi phục nhẹ hoàn bù cho con sóng giảm trước đó nhưng cũng hoàn toàn có thể trở thành một con sóng lớn nếu như có sự cộng hưởng bởi các yếu tố cơ bản và vĩ mô.

Có thể nói gần như năm 2012 là năm khá cân bằng so với diễn biến các năm trước. Một đợt sóng tăng nhờ kỳ vọng vĩ mô trong suốt 6 tháng đầu năm rồi giảm trở lại bởi các dữ liệu thực tế không hỗ trợ những kỳ vọng đó. Trạng thái hiện tại của thị trường đầu năm 2013 về cơ bản rất giống với năm 2012. Không chỉ có vậy, thị trường đang chứng kiến những bước “cụ thể hóa” các chủ chương đã tưởng như sẽ được triển khai trong năm 2012. Điển hình như các chính sách giảm, miễn thuế đối với các doanh nghiệp nói chung trong nền kinh tế, thành lập công ty quản lý tài sản ngay trong Quý I/2013. Hay cụ thể hơn đó là quyết định không kiểm soát tín dụng cho các ngành phi sản xuất gồm bất động sản và chứng khoán. Quyết định tăng biên độ giao dịch trên hai sàn chứng khoán sau khi đã rút ngắn thời gian thanh toán 1 ngày so với trước đây cũng là cú huých trực tiếp đối với thị trường và tâm lý nhà đầu tư.

Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến thị trường trong thời gian tới ( ngắn hạn 3-6 tháng)

Mùa báo cáo KQKD năm 2012, Quý I/2013 trong nước và quốc tế

Diễn biến kinh tế thế giới hiện nay đã cho thấy những dấu hiệu khởi sắc đặc biệt tại Eurozone, Mỹ và Trung Quốc. Nền kinh tê Việt Nam có độ mở rất lớn, hoạt động sản xuất, xuất khẩu chiếm tỷ trọng GDP lớn do đó nền kinh tế thế giới phục hồi và dần đi vào ổn định sẽ là động lực tiếp sức cho kinh tế trong nước hồi phục sớm và nhanh hơn. Trước mắt yếu tố tâm lý và niềm tin của giới đầu tư là điều quan trọng nhất và rất cần được củng cố, chứng khoán sẽ là kênh đầu tư hưởng lợi sớm nhất từ diễn biến này.

Ở trong nước, vào khoảng cuối tháng 1 năm 2012, các doanh nghiệp sẽ bắt đầu công bố KQKD năm 2012. Đánh giá cá nhân tôi cho rằng, năm 2012 về tổng thể các báo cáo tài chính sẽ tiếp tục phản ánh sự khó khăn vì vậy sự đột biến tích cực sẽ không xuất hiện nhiều. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp nhờ vào loại hình sản xuất kinh doanh đặc thù (cổ phiếu phòng thủ) vẫn có khả năng dùy trì được KQKD tốt như cao su, mía đường, một số nhóm hàng thuộc lĩnh vực tiêu dùng…

Có một điểm đáng chú ý đó là các chính sách miễn, giảm, giãn thuế được triển khai khá mạnh mẽ do đó áp lực về tài chính cuối năm sẽ được giảm nhẹ hơn tuy nhiên điều này chỉ có lợi đối với các doanh nghiệp kinh doanh có lãi. Nhóm cổ phiếu đặc biệt cần lưu ý đó là nhóm bất động sản và xây dựng, vật liệu xây dựng sẽ có KQKD yếu kém trong năm 2012. Mặc dù vừa qua đã xuất hiện sóng tăng giá đáng kể nhờ thông tin về các chính sách hỗ trợ thị trường BĐS tuy nhiên khi báo cáo KQKD được công bố, sự phân hóa mạnh chắc chắn sẽ xảy ra tại nhóm ngành này. Điều đó đồng nghĩa với việc không phải DN nào trong ngành BĐS có giá thấp vừa qua sẽ tăng giá mạnh mà sẽ dần định hình nhóm cổ phiếu tăng giá nhờ lợi thế tiếp cận được các nội dung trong chính sách có thể được triển khai sắp tới.

Cụ thể đó là các đối tượng thuộc diện được các được hưởng lợi trong chính sách hỗ trợ thị trường BĐS, giải quyết nợ xấu trong ngành điển hình như các DN đã có quỹ đất sạch, các dự án đang dở dang hay thuộc diện nhà ở xã hội, giá thấp… Nhóm ngành vật liệu xây dựng, xi măng sẽ tăng chậm hơn và sẽ chịu tác động gián tiếp từ diễn biến các thông tin hỗ trợ ngành BĐS.

Nhóm đáng chú khác sẽ là nhóm công ty chứng khoán. Mặc dù KQKD năm 2012 sẽ còn rất bi quan tuy nhiên với diễn biến và thanh khoản thị trường chứng khoán hiện nay, đặc biệt là kỳ vọng vĩ mô sẽ có diễn biến tích cực ít nhất là giống như 6 tháng đầu năm 2012 thì KQKD trong Quý I/2013 sẽ được cải thiện đáng kể. Trong tháng hai tới, hoạt động magin sẽ được mở rộng lên mức 50/50 mặc dù không nhiều nhưng cũng là yếu tố hỗ trợ, giúp cải thiện hoạt động môi giới. Tuy nhiên những công ty chứng khoán có lỗ lũy kế có lẽ sẽ chưa thể tạo sức bật mạnh mẽ do đó nhà đầu tư cần xem xét kỹ các mức giá để thực hiện chiến lược mua bán hợp lý. Lĩnh vực kinh doanh chứng khoán năm 2013 sẽ chứng kiến nhiều biến động về giải thể, sáp nhập và có thể sẽ có sự xuất hiện những tên tuổi mới có yếu tố ngoại.

Mùa trả cổ tức

Thường trong Quý I, khi các DN tiến hành họp ĐHĐCĐ cũng là thời điểm công bố KQKD và phân chia lợi nhuận. Sự kiện này là một trong những yếu tố thường gây ra sóng tăng tại một số mã và nhóm chứng khoán theo ngành và KQKD. Do đó nếu như thời điểm đó thị trường đang tiếp tục tăng điểm thì sự kiện này sẽ hỗ trợ đẩy thị trường đi xa hơn. Trong trường hợp thị trường đang trong quá trinh điều chỉnh thì sự kiện này sẽ làm thị trường phân hóa rõ rệt và sẽ phản ánh mạnh vào giá chứng khoán.

Các chỉ báo Kinh tế Vĩ mô Quý I được công bố

Theo nhận xét cá nhân thì thời điểm công bố KQKD Quý I/2013 sẽ không có nhiều đột biến so với Quý IV/2012 và cùng kỳ năm trước. Trước tiên phải kể đến yếu tố dịp nghỉ lễ dài ngày trong tháng 2 sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn nền kinh tế, giá cả lương thực trong tháng 2 sẽ có thể làm CPI Tháng 2/2013 tăng nhẹ. Ngoài ra các dấu hiệu tăng giá điện theo lộ trình, giá xăng có thể tăng do nhu cầu tiêu thụ khi kinh tế phục hồi cũng là những rủi ro tiềm ẩn đẩy lạm phát gia tăng trong tháng 3/2012.

Tuy nhiên, cần chú ý là sau giai đoạn hai năm liên lạm phát tăng cao là năm 2010 và 2011 thì xu hướng tiết kiêm chi tiêu bắt đầu hình thành trong nền kinh tế. Điều này là một yếu tố quan trọng giúp tạo ra thành quả kiềm chế lạm phát trong năm 2012 (đạt dưới 8%) mặc dù giá xăng, điện và giá dịch vụ y tế, học phí GD đã có điều chỉnh tăng đáng kể. Nhờ yếu tố này, đặc biệt là khả năng bơm tiền giải cứu BĐS là không có nên sẽ làm giảm khả năng lạm phát do cung tiền. Điểm mấu khác đó là khả năng chi tiêu và cầu tiêu dùng trong nước có được tiếp tục đáp ứng đầy đủ hay không trong thời gian tới.

Mặc dù là Quý báo cáo đầu tiên của nền kinh tế tuy nhiên cá nhân tôi cho rằng yếu tố chu kỳ và đặc biệt là yếu tố bước ngoặt của nền kinh tế sẽ chủ yếu rơi vào thời điểm cuối Quý II/2013 khi mã đã có 6 tháng chạy đà để kiểm chứng hiệu quả của các hoạt động chính sách điều tiết nền kinh tế. Thời điểm này cũng chính là thời điểm để năm 2013 có chuyển biến khác biệt với năm 2012 hay không. Thị trường chứng khoán do đó cũng sẽ có những biến động lớn tại thời điểm này nếu như các yếu tố niềm tin của thị trường tiếp tục được củng cố.

Chính thức thành lập Công ty Quản lý tài sản (Công ty mua bán nợ)

Thông tin này dù được đồn đoán nhiều tuy nhiên trước mắt đề án này cần phải được Bộ Chính trị thông qua rồi mới có những bước triển khai cụ thể. Do không sử dụng ngân sách nhà nước mà chủ yếu thông qua các công cụ như trái phiếu và các sản phẩm có thể mua bán được trên thị trường tài chính do đó lượng cung tiền trên thị trường sẽ không đột biến. Dòng tiền sẽ được cộng hưởng và thu hút từ các kênh đầu tư khác như vàng, ngoại tệ nhờ so sánh về rủi ro và lợi nhuận. Do đó thị trường chứng khoán sau khi chính sách được triển khai thì cũng sẽ gián tiếp hưởng lợi nhờ vào tình trạng cải thiện dần về nợ xấu tại các doanh nghiệp đang niêm yết trong đó có nhóm BĐS. Nếu diễn biến này được tiếp tục duy trì thì khả năng sẽ thu hút thêm được dòng tiền từ kênh đầu tư vàng vốn đang có chiều hướng ngày càng bị hạn chế.

BID vẫn chưa niêm yết

Như đã phân tích ở bài trước, mức giá kỳ vọng 28.700đ trong phiên chào sàn vẫn là mức giá quá cao nếu so với bình quân nhóm ngành hiện đang niêm yết. Do đó việc BID đã hoãn việc niêm yết vừa qua là lựa chọn đúng đắn và có phần khôn ngoan dựa trên KQKD toàn ngành Ngân hàng năm 2012 (tổng lợi nhuận ngành NH giảm 50% so với năm trước). Tuy nhiên hiện vẫn bỏ ngỏ yếu tố có thể gây đột biến khi BID niêm yết vì tỷ trọng BID trên HOSE là rất lớn. Vì vậy nếu thời điểm ấn định lên sàn của BID được xác đinh vào lúc thị trường đang tăng sẽ là tốt hơn cả cho toàn thị trường. Ngược lại BID niêm yết trong sóng giảm có thể sẽ làm cho thị trường điều chỉnh trầm trọng hơn như trường hợp của GAS trong năm 2012.

Hiện tại thị trường đang xuất hiện những dấu hiệu điều chỉnh đầu tiên (tại ngưỡng 470 điểm) sau đợt sóng từ cuối tháng 12/2012 đến nay. Dấu hiệu chốt lời bắt đầu mạnh dần và quyết tâm hơn trước mức lợi nhuận đủ để thỏa mãn trong sóng vừa qua. Do đó thị trường điều chỉnh là tất yếu để chạy đà tăng tiếp theo. Điều quan trọng là mức điều chỉnh sẽ ra sao, mức nào là hợp lý.

Do tăng rất nhanh nên sóng tăng vừa qua không thực sự thu hút được toàn bộ sự tham gia của các thành viên thị trường. Trong khi đó mức tăng cũng nhanh và mạnh nên điều chỉnh giảm đến sớm là điều tất yếu. Mức 440-445 điểm theo PTKT có thể sẽ xảy ra hoạt động bắt đáy tích cực đầu tiền trong đợt điều chỉnh này. Trong khi đó, trước các đợt nghĩ lễ đặc biệt là dịp Tết (hiện khoảng 20 ngày nữa = khoảng 3 tuần giao dịch) thì xu hướng chốt lời cũng thường xảy ra. Ngoài ra tại mức điểm hỗ trợ 440-445, nhà đầu tư có mức chịu rủi ro cao, hoặc nhóm đầu tư dài hạn thường sẽ quay lại tham gia nhóm cơ bản tốt sau khi giá đã được điều chỉnh tương đối. Mức hỗ trợ cứng sẽ quanh mức 430 điểm hình thành trong sóng tăng vừa qua có thể sẽ khiến chỉ số hồi phục. Kết hợp các yếu tố trên, cá nhân tôi cho rằng, sự điều chỉnh giảm này sẽ khiến chỉ số đi ngang đan xen với giảm dần đều về mức 430-440 để thử độ “bền” của mức hỗ trợ. Với kịch bản tích cực, sóng tăng sẽ trở lại ngay trong những phiên sau dịp bán chốt trước đợt nghỉ tết.

Trong trung hạn các tín hiệu vĩ mô hiện vẫn rất tích cực, khi hứa hẹn sẽ còn nhiều các chính sách vĩ mô được triển khai cụ thể hóa. Dòng tiền trong và ngoài nước cũng đang duy trì ở mức tốt sẽ giúp thị trường duy trì được thanh khoản hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Như đã phân tích ở trên thì thị trường chứng khoán năm 2013 sẽ có điều kiện thuận lợi trong 6 tháng đầu năm nhờ dựa vào sự khởi sắc về niềm tin của thị trường vào các chính sách điều tiết nền kinh tế. Biến động vĩ mô sau 6 tháng sẽ đầy đủ và sẽ là kim chỉ nam cho các chiến lược đầu tư tiếp theo. Do đó ở góc độ thận trọng, thời điểm Quý II có thể là mốc hợp lý để nhà đầu tư xem xét lại chiến lược và hiệu quả hoạt động đầu tư của mình, từ đó xây dựng kế hoạch đầu tư mới cho nửa cuối năm 2013.
11 người cảm ơn NGUYỄN VĂN QUÝ cho bài viết.
NGUYỄN MAI HỒNG
#2 Đã gửi : 22/01/2013 lúc 11:20:04(UTC)

Cảm ơn: 121 lần
Được cảm ơn: 87 lần trong 69 bài viết
Originally Posted by: Nguyễn Văn Quý Go to Quoted Post
Tiếp nối bài viết “Khi vĩ mô đã an bài, thời điểm mua sẽ đến !?”



happy Thì thực tế nó đã đến rồi đấy!
Mình nghĩ nó chưa kết thúc và nhiều khả năng là không quá sớm nhưng dài thì chưa chắc.
Theo đánh gia chủ quan (của mình và không phải là ...chuyên gia KT tongue )thì có thể khái quát về vĩ mô thế này:
- Sau suy thoái, năm 2012 các CS vĩ mô mới chỉ là "ý tưởng!".
- Thời điểm hiện tại CV vĩ mô đã cơ bản được định hình, ĐÃ AN BÀI theo hướng tích cực rồi. Nhưng tiếc rằng nó vẫn chưa có những đột phá có "tính sáng tạo" và chưa thực tế được "vận dụng thực tiễn".
Rõ ràng hậu quả của những cú xốc do CS điều hành vĩ mô kiểu giật cục đã khiến các nhà điều hành CS giảm hẳn các biện pháp CS theo quan điểm "vừa làm vừa rút kinh nghiệm". Thậm chí hiện tại nhiều CS đã bàn "hợi bị" kỹ nhưng vẫn chưa thấy triển khai mạnh mà vẫn còn đang dò dò dẫm dẫm tí một... và có thể BDIV sẽ lại hoãn một lần nữa big grin
TTCK chỉ có thể chính thức tăng dài hạn (chu kỳ tăng trưởng mới!) khi mà các CS vĩ mô mới chính thức tạo nên đột biến cụ thể nào đó trong quá trình cơ cấu lại của nền kinh tế.

Ai đó đã nói (đại ý!): để cơ cấu lại thì đã đến lúc cần phải để một số NHTM và một số đại gia BĐS phải chết!
Tôi cho rằng đấy là điều TẤT YẾU.
Tuy nhiên theo thông tin thì "nhìn chung" mỗi các NHTM vẫn ngày càng giải quyết và khống chế tốt hơn cái món "nợ xấu" - trong khi theo các thống kê chung, không gắn với NH nào cả - thì dường như công bố sau lại không giảm hơn công bố trước. Còn BĐS luôn thấy nói "thị trường đã ấm lên!" nhưng thực tế giá vẫn lũi dần cho đến bây giờ - "thấp hơn giá gốc!" - Nghĩa là ngành BĐS mới chỉ chấp nhận "không lỗ" chứ chưa chịu "cắt lỗ".
Đã LÀ TẤT YẾU thì sớm hay muộn nó sẽ phải xảy ra. Nó chưa xảy ra thì thực tiễn chưa thể có đột biến!

Chính vì vậy tôi cho rằng và vẫn đợi khi nào do áp lực của TT "kinh tế thị trường" (không do ép buộc của BPCS!) mà NHTM buộc phải chủ động tìm đến các DN KDSX, cho vay lãi xuất thấp; Các DN BĐS bắt đầu chấp nhận lỗ, bán hàng tồn kho theo giá thị trường... Đó mới chính thức là sự thể hiện của nền kinh tế khi yếu nhất và là "tín hiệu" báo chước rằng sau đó, không thể khác, phải là hồi phục, mà TTCK thường là "chạy" sớm nhất big grin


1 người cảm ơn NGUYỄN MAI HỒNG cho bài viết.
PHAN MỸ HẠNH
#3 Đã gửi : 24/01/2013 lúc 10:22:02(UTC)

Cảm ơn: 5 lần
Được cảm ơn: 6 lần trong 5 bài viết
Anh đánh giá thế nào về tình hình kinh tế vĩ mô trong năm 2013? Thật khó có thể nói là kinh tế vĩ mô năm 2013 giống 2012 được, về bản chất.
Các chính sách đưa ra để kích thích kinh tế như giãn/giảm thuế, giải quyết nợ xấu, nới lỏng tín dụng vv.. được đề cập, nhưng đó đều là kích thích tổng cung, trong khi tổng cầu bị suy giảm đáng kể trong 2 năm vừa qua, kết hợp với khối tài sản lớn bị đóng băng (tại bất động sản, chứng khoán vv..) thì tổng cầu chưa thể hấp thụ ngay tổng cung trong năm 2013 được. Theo kinh tế học, thì đường tổng cầu được mô tả như sau:
AD = C + I + G + NX
Theo đó, tiêu dùng hộ gia đình chưa có dấu hiệu tăng do thu nhập bị giảm trong 2 năm qua, chủ yếu do lạm phát cao hơn mức tăng trưởng của lương/thu nhập
Đầu tư của DN và Chính phủ chắc chắn sẽ rất khó khăn khi mà chúng ta phải kiểm soát lạm phát.
Chỉ còn yếu tố xuất khẩu ròng, như đã thấy thì năm 2012 chúng ta xuất khẩu ròng với một lượng khiêm tốn. Bản chất là nước nhập siêu, trong năm 2012 lại xuất siêu, đây là điều đáng bàn!
Như vậy, theo tôi, nền kinh tế 2013 còn rất nhiều ẩn số, mà những động thái của Chính phủ như thể hiện quyết tâm, lời nói chưa phải là yếu tố nền tảng và quyết định đến sự phục hồi của nền kinh tế.

Trân trọng ./.
1 người cảm ơn PHAN MỸ HẠNH cho bài viết.
PHAN MỸ HẠNH
#9 Đã gửi : 24/01/2013 lúc 10:40:57(UTC)

Cảm ơn: 5 lần
Được cảm ơn: 6 lần trong 5 bài viết
Thêm 1 câu hỏi nữa cho anh Quý.

Anh có nghiên cứu về yếu tố hiệu ứng kì nghỉ không?
Thực tế là trong 2 năm gần đây thì thời điểm gần tết nguyên đán thì TTCK thường có dấu hiệu rõ rệt của sóng. Năm ngoái thì sóng tăng khá mạnh sau dip tết, mà thực tế là năm 2012 cũng chỉ có 1 con sóng đó là mạnh nhất mà thôi.
Ngược trở về trước nữa thì năm 2011 lại là năm giảm.

Anh có liên hệ được các yếu tố kinh tế vĩ mô và hiêu ứng kì nghỉ để đánh giá TTCK vào thời điểm này và sau Tết nguyên đán hay không?

Trân trọng ./.
NGUYỄN VĂN QUÝ
#4 Đã gửi : 24/01/2013 lúc 03:41:32(UTC)

Cảm ơn: 18 lần
Được cảm ơn: 131 lần trong 48 bài viết
Originally Posted by: Client16326 Go to Quoted Post
Anh đánh giá thế nào về tình hình kinh tế vĩ mô trong năm 2013? Thật khó có thể nói là kinh tế vĩ mô năm 2013 giống 2012 được, về bản chất.
Các chính sách đưa ra để kích thích kinh tế như giãn/giảm thuế, giải quyết nợ xấu, nới lỏng tín dụng vv.. được đề cập, nhưng đó đều là kích thích tổng cung, trong khi tổng cầu bị suy giảm đáng kể trong 2 năm vừa qua, kết hợp với khối tài sản lớn bị đóng băng (tại bất động sản, chứng khoán vv..) thì tổng cầu chưa thể hấp thụ ngay tổng cung trong năm 2013 được. Theo kinh tế học, thì đường tổng cầu được mô tả như sau:
AD = C + I + G + NX
Theo đó, tiêu dùng hộ gia đình chưa có dấu hiệu tăng do thu nhập bị giảm trong 2 năm qua, chủ yếu do lạm phát cao hơn mức tăng trưởng của lương/thu nhập
Đầu tư của DN và Chính phủ chắc chắn sẽ rất khó khăn khi mà chúng ta phải kiểm soát lạm phát.
Chỉ còn yếu tố xuất khẩu ròng, như đã thấy thì năm 2012 chúng ta xuất khẩu ròng với một lượng khiêm tốn. Bản chất là nước nhập siêu, trong năm 2012 lại xuất siêu, đây là điều đáng bàn!
Như vậy, theo tôi, nền kinh tế 2013 còn rất nhiều ẩn số, mà những động thái của Chính phủ như thể hiện quyết tâm, lời nói chưa phải là yếu tố nền tảng và quyết định đến sự phục hồi của nền kinh tế.

Trân trọng ./.



Cảm ơn những chia sẻ của bạn. Nhận xét về kinh tế vĩ mô trong năm 2013, sẽ có rất nhiều điều đáng phải bàn. Sẽ vẫn là tổng cầu, chi tiêu chính phủ, đầu tư công hay tiêu dùng xã hội… Tuy nhiên cá nhân tôi cho rằng tâm điểm sẽ chính là tình trạng nợ xấu hiện nay. Bài viết ở trên tôi có chia sẻ thiên về góc độ phân tích tâm lý nhà đầu tư khi dựa trên các dự báo về diễn biến vĩ mô để đưa ra chiến lược mua bán. Đối với thị trường chứng khoán, yếu tố tâm lý và niềm tin là rất quan trọng.

Có thể nói tâm điểm kinh tế vĩ mô trong năm 2013 sẽ chủ yếu xoay quanh vấn đề nợ xấu. Chúng ta đã chứng kiến trong năm 2012 các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô diễn biến mờ nhạt ra sao, thậm chí là xấu. Điển hình nhất đó là GDP sụt giảm so với các năm trước, một minh chứng rõ ràng cho sự suy giảm của nền kinh tế. Tuy nhiên giới đầu tư lại tiếp nhận những thông tin này như một điều tất yếu, một thực tế đã được “an bài” bởi họ đã chứng kiến hiện trạng nền kinh tế đã hoạt động như thế nào.

Doanh nghiệp giải thể, phá sản, lãi suất tăng cao, tăng trưởng tín dụng thấp, tâm lý tiết kiệm tăng, cầu tiêu dùng giảm, hàng hóa ứ đọng, tồn kho lớn. Sau cùng đó mới chính là nợ xấu. Nó được giới chuyên môn “vạch mặt, chỉ tên” như chướng ngại vật đang cản đường không cho kinh tế vĩ mô phục hồi. Vướng mắc ở chỗ, nó nằm trong bất động sản khá lớn (chiếm 6,5% tổng dư nợ bất động sản), dù có tài sản thế chấp hoặc đã trích lập dự phòng nhưng nếu sản phẩm không tiêu thụ được thì dòng vốn sẽ vẫn bế tắc.

Rõ ràng chính sách điều tiết nền kinh tế đang hướng tới mục tiêu trọng tâm đó là giải quyết tình trạng nợ xấu gia tăng. Đây chính là điểm mà tôi cho rằng sẽ khiến vĩ mô năm 2013 khác với các năm trước. Nếu như tâm lý nhà đầu tư trước đây thường bị hút vào các diễn biến chỉ tiêu vĩ mô cụ thể như lạm phát, GDP, xuất nhập khẩu, tăng trưởng tín dụng… thì năm 2013 sẽ là diễn biến giải cứu bất động sản, xử lý nợ xấu, tiếp tục ổn định nền kinh tế. Bởi tâm lý thị trường tin rằng khi nút thắt là “nợ xấu” được gỡ bỏ, nền kinh tế được khơi thông, các chỉ tiêu vĩ mô sẽ có những chuyển biến, ít nhất là theo hướng tích cực.

Do đó diễn biến vĩ mô năm 2013 sẽ bám sát vào các động thái cụ thể hóa chính sách hỗ trợ nền kinh tế với mục tiêu ưu tiên cốt lõi là giải quyết nợ xấu. Cần chú ý là yếu tố kỳ vọng của thị trường chứng khoán luôn khiến nó có phản ứng trước với các chuyển biến thực tế bằng các con số thống kê vĩ mô được công bố định kỳ. Không chỉ có vậy, các chính sách dù được công bố và rồi đi vào triển khai cũng có độ trễ nhất định để thấy các kết quả cụ thể. Do đó vô hình chung sẽ hình thành một “khoảng trống” giữa thông tin và kết quả, giữa chính sách và hiệu quả chính sách đó. Khoảng thời gian “trễ” này đã giúp năm 2012 có được con sóng “kỳ vọng” và điều đó hiện đang có điều kiện để lặp lại trong nửa đầu năm 2013.

Nhà đầu tư chứng khoán trong năm 2013 trước mắt sẽ bám rất sát với các chính sách nhắm tới mục tiêu xử lý nợ xấu mà trực tiếp là “tạo thanh khoản” cho thị trường bất động sản. Điều này cũng khá đồng nhất với động thái sẽ công bố các dữ liệu vĩ mô, đặc biệt là dữ liệu về dư nợ theo hướng định kỳ, cụ thể và “cởi mở” hơn rất nhiều so với trước đây.

Vài lời chia sẻ
Xin cảm ơn
NGUYỄN MAI HỒNG
#5 Đã gửi : 24/01/2013 lúc 11:04:21(UTC)

Cảm ơn: 121 lần
Được cảm ơn: 87 lần trong 69 bài viết
Originally Posted by: Nguyễn Văn Quý Go to Quoted Post
Originally Posted by: Client16326 Go to Quoted Post
Anh đánh giá thế nào về tình hình kinh tế vĩ mô trong năm 2013? Thật khó có thể nói là kinh tế vĩ mô năm 2013 giống 2012 được, về bản chất.
Các chính sách đưa ra để kích thích kinh tế như giãn/giảm thuế, giải quyết nợ xấu, nới lỏng tín dụng vv.. được đề cập, nhưng đó đều là kích thích tổng cung, trong khi tổng cầu bị suy giảm đáng kể trong 2 năm vừa qua, kết hợp với khối tài sản lớn bị đóng băng (tại bất động sản, chứng khoán vv..) thì tổng cầu chưa thể hấp thụ ngay tổng cung trong năm 2013 được. Theo kinh tế học, thì đường tổng cầu được mô tả như sau:
AD = C + I + G + NX
Theo đó, tiêu dùng hộ gia đình chưa có dấu hiệu tăng do thu nhập bị giảm trong 2 năm qua, chủ yếu do lạm phát cao hơn mức tăng trưởng của lương/thu nhập
Đầu tư của DN và Chính phủ chắc chắn sẽ rất khó khăn khi mà chúng ta phải kiểm soát lạm phát.
Chỉ còn yếu tố xuất khẩu ròng, như đã thấy thì năm 2012 chúng ta xuất khẩu ròng với một lượng khiêm tốn. Bản chất là nước nhập siêu, trong năm 2012 lại xuất siêu, đây là điều đáng bàn!
Như vậy, theo tôi, nền kinh tế 2013 còn rất nhiều ẩn số, mà những động thái của Chính phủ như thể hiện quyết tâm, lời nói chưa phải là yếu tố nền tảng và quyết định đến sự phục hồi của nền kinh tế.

Trân trọng ./.



Cảm ơn những chia sẻ của bạn. Nhận xét về kinh tế vĩ mô trong năm 2013, sẽ có rất nhiều điều đáng phải bàn. Sẽ vẫn là tổng cầu, chi tiêu chính phủ, đầu tư công hay tiêu dùng xã hội… Tuy nhiên cá nhân tôi cho rằng tâm điểm sẽ chính là tình trạng nợ xấu hiện nay. Bài viết ở trên tôi có chia sẻ thiên về góc độ phân tích tâm lý nhà đầu tư khi dựa trên các dự báo về diễn biến vĩ mô để đưa ra chiến lược mua bán. Đối với thị trường chứng khoán, yếu tố tâm lý và niềm tin là rất quan trọng.

Có thể nói tâm điểm kinh tế vĩ mô trong năm 2013 sẽ chủ yếu xoay quanh vấn đề nợ xấu. Chúng ta đã chứng kiến trong năm 2012 các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô diễn biến mờ nhạt ra sao, thậm chí là xấu. Điển hình nhất đó là GDP sụt giảm so với các năm trước, một minh chứng rõ ràng cho sự suy giảm của nền kinh tế. Tuy nhiên giới đầu tư lại tiếp nhận những thông tin này như một điều tất yếu, một thực tế đã được “an bài” bởi họ đã chứng kiến hiện trạng nền kinh tế đã hoạt động như thế nào.

Doanh nghiệp giải thể, phá sản, lãi suất tăng cao, tăng trưởng tín dụng thấp, tâm lý tiết kiệm tăng, cầu tiêu dùng giảm, hàng hóa ứ đọng, tồn kho lớn. Sau cùng đó mới chính là nợ xấu. Nó được giới chuyên môn “vạch mặt, chỉ tên” như chướng ngại vật đang cản đường không cho kinh tế vĩ mô phục hồi. Vướng mắc ở chỗ, nó nằm trong bất động sản khá lớn (chiếm 6,5% tổng dư nợ bất động sản), dù có tài sản thế chấp hoặc đã trích lập dự phòng nhưng nếu sản phẩm không tiêu thụ được thì dòng vốn sẽ vẫn bế tắc.

Rõ ràng chính sách điều tiết nền kinh tế đang hướng tới mục tiêu trọng tâm đó là giải quyết tình trạng nợ xấu gia tăng. Đây chính là điểm mà tôi cho rằng sẽ khiến vĩ mô năm 2013 khác với các năm trước. Nếu như tâm lý nhà đầu tư trước đây thường bị hút vào các diễn biến chỉ tiêu vĩ mô cụ thể như lạm phát, GDP, xuất nhập khẩu, tăng trưởng tín dụng… thì năm 2013 sẽ là diễn biến giải cứu bất động sản, xử lý nợ xấu, tiếp tục ổn định nền kinh tế. Bởi tâm lý thị trường tin rằng khi nút thắt là “nợ xấu” được gỡ bỏ, nền kinh tế được khơi thông, các chỉ tiêu vĩ mô sẽ có những chuyển biến, ít nhất là theo hướng tích cực.

Do đó diễn biến vĩ mô năm 2013 sẽ bám sát vào các động thái cụ thể hóa chính sách hỗ trợ nền kinh tế với mục tiêu ưu tiên cốt lõi là giải quyết nợ xấu. Cần chú ý là yếu tố kỳ vọng của thị trường chứng khoán luôn khiến nó có phản ứng trước với các chuyển biến thực tế bằng các con số thống kê vĩ mô được công bố định kỳ. Không chỉ có vậy, các chính sách dù được công bố và rồi đi vào triển khai cũng có độ trễ nhất định để thấy các kết quả cụ thể. Do đó vô hình chung sẽ hình thành một “khoảng trống” giữa thông tin và kết quả, giữa chính sách và hiệu quả chính sách đó. Khoảng thời gian “trễ” này đã giúp năm 2012 có được con sóng “kỳ vọng” và điều đó hiện đang có điều kiện để lặp lại trong nửa đầu năm 2013.

Nhà đầu tư chứng khoán trong năm 2013 trước mắt sẽ bám rất sát với các chính sách nhắm tới mục tiêu xử lý nợ xấu mà trực tiếp là “tạo thanh khoản” cho thị trường bất động sản. Điều này cũng khá đồng nhất với động thái sẽ công bố các dữ liệu vĩ mô, đặc biệt là dữ liệu về dư nợ theo hướng định kỳ, cụ thể và “cởi mở” hơn rất nhiều so với trước đây.

Vài lời chia sẻ
Xin cảm ơn


Theo tôi thì chung quy vẫn là sẽ sử lý BĐS như thế nào.
Cứu BĐS vô điều kiện tức là xóa nợ xấu cho NH vô điều kiện. Điều này buộc NN phải in tiền cho BĐS. Có ba hệ lụy chính sẽ xảy ra:
- Lạm phát sẽ tăng.
- Tiền lệ tha thứ cho hành động tạo ra "nợ bẩn" trong ngành NH sẽ được mở ra.
- Can thiệp quá sâu vào cơ chế tự điều tiết của KTTT.
Nếu không cứu BĐS, các DN yếu kém sẽ lộ mặt, nợ xấu của ngành NH thực hư thế nào, ở NHTM nào cũng không thể che dấu được nữa. Khi đó:
- Thực chất suy thoái của nền kinh tế sẽ rõ hơn và nhanh về đáy hơn.
- Thời điểm khôi phục và hồi phục nền kinh tế cũng sễ nhanh đến hơn, bền vững hơn.
Có cứu BĐS hay không, cứu như thế nào, hôm nay thấy QH vẫn đang thảo luận.
Tôi cho rằng NN không thể cứu BĐS được bởi vì bây giờ mà lạm phát thì SXKD sẽ suy thoái trầm trọng. NN chỉ nên (và chỉ có thể) hỗ trợ đủ mức sao cho diễn biến "về đáy" của BĐS và thanh lọc các NHTM yếu kém không lâm vào tình thế hỗn loạn, mất kiểm soát mà thôi.
Có điều bàn nhiều và thấy cũng đã khá rõ. Nhưng các nhà QL vẫn chưa dám quyết. Thậm chí danh sách các DN BĐS nợ xấu, NHTM mất an toàn cũng không dám nêu ra, tổng nợ xấu cũng không dám chắc là bao nhiêu thì quyết sách làm sao sớm trở thành kế hoạch hành động được !?
Thế cho nên tôi mới nói rằng năm 2012 CS vĩ mô mới chỉ nêu vấn đề. Năm 2013 (hiện tại) hơn ở chỗ người ta đã nói sẽ giải quyết theo hướng nào. Nhưng kế hoạch như thế nào và bao giờ triển khai thì chưa cụ thể rõ ràng...
Tóm lại, chỉ khi nào tiền (tài chính) ứ đọng trong "hàng tồn kho" (chủ yếu trong BĐS - của NĐT sơ cấp và thứ cấp) được chuyển sang phục vụ SXKD thì KT mới hồi phục (mới - qua đáy!).
Hiện tại các NHTM và khối BĐS vẫn đang chờ NN "cứu!". Chúng ta cũng đang chờ xêm các nhà điều hành vĩ mô, quyết định cuối cùng như thế nào... Phải chờ thôi.
Chỉ khi nào giá BĐS bắt đầu về giá được TT chấp nhận, hàng tồn kho giảm nhanh thì TTCK mới đi lên một cách chắc chắn.
1 người cảm ơn NGUYỄN MAI HỒNG cho bài viết.
ĐINH VIẾT HUY
#6 Đã gửi : 25/01/2013 lúc 12:20:20(UTC)


Thanks: 1048 times
Được cảm ơn: 372 lần trong 290 bài viết
Originally Posted by: Client16326 Go to Quoted Post


Theo tôi thì chung quy vẫn là sẽ sử lý BĐS như thế nào.
Cứu BĐS vô điều kiện tức là xóa nợ xấu cho NH vô điều kiện. Điều này buộc NN phải in tiền cho BĐS. Có ba hệ lụy chính sẽ xảy ra:
- Lạm phát sẽ tăng.
- Tiền lệ tha thứ cho hành động tạo ra "nợ bẩn" trong ngành NH sẽ được mở ra.
- Can thiệp quá sâu vào cơ chế tự điều tiết của KTTT.
Nếu không cứu BĐS, các DN yếu kém sẽ lộ mặt, nợ xấu của ngành NH thực hư thế nào, ở NHTM nào cũng không thể che dấu được nữa. Khi đó:
- Thực chất suy thoái của nền kinh tế sẽ rõ hơn và nhanh về đáy hơn.
- Thời điểm khôi phục và hồi phục nền kinh tế cũng sễ nhanh đến hơn, bền vững hơn.
Có cứu BĐS hay không, cứu như thế nào, hôm nay thấy QH vẫn đang thảo luận.
Tôi cho rằng NN không thể cứu BĐS được bởi vì bây giờ mà lạm phát thì SXKD sẽ suy thoái trầm trọng. NN chỉ nên (và chỉ có thể) hỗ trợ đủ mức sao cho diễn biến "về đáy" của BĐS và thanh lọc các NHTM yếu kém không lâm vào tình thế hỗn loạn, mất kiểm soát mà thôi.
Có điều bàn nhiều và thấy cũng đã khá rõ. Nhưng các nhà QL vẫn chưa dám quyết. Thậm chí danh sách các DN BĐS nợ xấu, NHTM mất an toàn cũng không dám nêu ra, tổng nợ xấu cũng không dám chắc là bao nhiêu thì quyết sách làm sao sớm trở thành kế hoạch hành động được !?
Thế cho nên tôi mới nói rằng năm 2012 CS vĩ mô mới chỉ nêu vấn đề. Năm 2013 (hiện tại) hơn ở chỗ người ta đã nói sẽ giải quyết theo hướng nào. Nhưng kế hoạch như thế nào và bao giờ triển khai thì chưa cụ thể rõ ràng...
Tóm lại, chỉ khi nào tiền (tài chính) ứ đọng trong "hàng tồn kho" (chủ yếu trong BĐS - của NĐT sơ cấp và thứ cấp) được chuyển sang phục vụ SXKD thì KT mới hồi phục (mới - qua đáy!).
Hiện tại các NHTM và khối BĐS vẫn đang chờ NN "cứu!". Chúng ta cũng đang chờ xêm các nhà điều hành vĩ mô, quyết định cuối cùng như thế nào... Phải chờ thôi.
Chỉ khi nào giá BĐS bắt đầu về giá được TT chấp nhận, hàng tồn kho giảm nhanh thì TTCK mới đi lên một cách chắc chắn.

Bác ngồi chờ thị trường tăng đỉnh rồi thì chính sách cũng bắt đầu có hiệu lực. khi đó người ta sẽ giàu lên vì bác đã ôm được cổ phiếu giá đỉnh. Em nghĩ đầu tư muốn sinh ra lợi nhuận là phải biết đi trước thị trường 1 khi bão hòa rồi bác mới bắt đầu bác sẽ phá sản. Luôn đổi mới và đi trước dám đầu tư cho tương lai bác sẽ là người quyết định. Em nghĩ vậy đó
NGUYỄN MAI HỒNG
#7 Đã gửi : 27/01/2013 lúc 01:05:25(UTC)

Cảm ơn: 121 lần
Được cảm ơn: 87 lần trong 69 bài viết
Originally Posted by: 3 điều làm nên giá trị con người:- Siêng năng- Chân thành- Thành đạt Go to Quoted Post
Originally Posted by: Client16326 Go to Quoted Post


Theo tôi thì chung quy vẫn là sẽ sử lý BĐS như thế nào.
Cứu BĐS vô điều kiện tức là xóa nợ xấu cho NH vô điều kiện. Điều này buộc NN phải in tiền cho BĐS. Có ba hệ lụy chính sẽ xảy ra:
- Lạm phát sẽ tăng.
- Tiền lệ tha thứ cho hành động tạo ra "nợ bẩn" trong ngành NH sẽ được mở ra.
- Can thiệp quá sâu vào cơ chế tự điều tiết của KTTT.
Nếu không cứu BĐS, các DN yếu kém sẽ lộ mặt, nợ xấu của ngành NH thực hư thế nào, ở NHTM nào cũng không thể che dấu được nữa. Khi đó:
- Thực chất suy thoái của nền kinh tế sẽ rõ hơn và nhanh về đáy hơn.
- Thời điểm khôi phục và hồi phục nền kinh tế cũng sễ nhanh đến hơn, bền vững hơn.
Có cứu BĐS hay không, cứu như thế nào, hôm nay thấy QH vẫn đang thảo luận.
Tôi cho rằng NN không thể cứu BĐS được bởi vì bây giờ mà lạm phát thì SXKD sẽ suy thoái trầm trọng. NN chỉ nên (và chỉ có thể) hỗ trợ đủ mức sao cho diễn biến "về đáy" của BĐS và thanh lọc các NHTM yếu kém không lâm vào tình thế hỗn loạn, mất kiểm soát mà thôi.
Có điều bàn nhiều và thấy cũng đã khá rõ. Nhưng các nhà QL vẫn chưa dám quyết. Thậm chí danh sách các DN BĐS nợ xấu, NHTM mất an toàn cũng không dám nêu ra, tổng nợ xấu cũng không dám chắc là bao nhiêu thì quyết sách làm sao sớm trở thành kế hoạch hành động được !?
Thế cho nên tôi mới nói rằng năm 2012 CS vĩ mô mới chỉ nêu vấn đề. Năm 2013 (hiện tại) hơn ở chỗ người ta đã nói sẽ giải quyết theo hướng nào. Nhưng kế hoạch như thế nào và bao giờ triển khai thì chưa cụ thể rõ ràng...
Tóm lại, chỉ khi nào tiền (tài chính) ứ đọng trong "hàng tồn kho" (chủ yếu trong BĐS - của NĐT sơ cấp và thứ cấp) được chuyển sang phục vụ SXKD thì KT mới hồi phục (mới - qua đáy!).
Hiện tại các NHTM và khối BĐS vẫn đang chờ NN "cứu!". Chúng ta cũng đang chờ xem các nhà điều hành vĩ mô, quyết định cuối cùng như thế nào... Phải chờ thôi.
Chỉ khi nào giá BĐS bắt đầu về giá được TT chấp nhận, hàng tồn kho giảm nhanh thì TTCK mới đi lên một cách chắc chắn.

Bác ngồi chờ thị trường tăng đỉnh rồi thì chính sách cũng bắt đầu có hiệu lực. khi đó người ta sẽ giàu lên vì bác đã ôm được cổ phiếu giá đỉnh. Em nghĩ đầu tư muốn sinh ra lợi nhuận là phải biết đi trước thị trường 1 khi bão hòa rồi bác mới bắt đầu bác sẽ phá sản. Luôn đổi mới và đi trước dám đầu tư cho tương lai bác sẽ là người quyết định. Em nghĩ vậy đó


Đồng ý với quan điểm của bạn Ba Điều - TTCK đi trước một bước!
Nhưng bạn nên để ý: tôi không phủ nhận con sóng này. Tôi nói nó đã tăng và đang tiếp tục, nhưng không khẳng định nó là khởi đầu con sóng dài hạn.

Nói thêm về con sóng này:
Nó giống con sóng 2012 ở chỗ tác nhân chính của sóng là khối ngoại. Lý do là khối nội chưa thấy KT có biến chuyển rõ rệt nên chưa chủ động đưa tiền vào CK.
Còn khối ngoại thì đứng bên ngoài nhìn vào các CS vĩ mô để dự đoán KT VN nên (như tôi đã phân tích ở trên!) năm 2012, họ đánh giá:
- À VN đã thấy được vấn đề rồi!
Và họ đưa tiền vào (sớm, đón đầu!), trên cơ sở ấy.
2013. Họ đánh giá khả quan hơn:
- VN đã có hướng giả quyết rồ!
Và thế là có con sóng này.
Tuy nhiên bắt tay vào làm các biện pháp "cụ thể" thì VN (cơ bản) là chưa, chúng ta thấy tất họ cũng thấy do đó họ chỉ tập chung các mã cơ bản trên TT (ưu tiên cơ bản hơn là giá thực tế. Kể cả BĐS, NHTM mạnh. vốn lớn (thì dù KQKD không tốt lắm họ vẫn mua). Khối nội cho rằng họ "đánh lên" - không phải - Quan điểm của họ các "ông lớn" khó chết hơn "vừa và nhỏ, chỉ đơn giản là vậy. Còn nếu cho rằng họ "đánh!", thì nên dự đoán khả năng có thể: - Sau Blu sẽ là VN30 rồi HN30...big grin
Như vậy (theo tôi!) sóng đầu năm nay sẽ dài hơi hơn sóng đầu năm 2012. Nhưng dài hơn nữa thì ...chưa chắc!
Chỉ nói là "chưa chắc!" là vì nếu sóng "đầu năm 2013" này chưa kết thúc mà một trong những biện phái mới được triển khai kịp thời có thấy trước hiệu quả, hiệu ứng đòn bẩy với nền KT thì nó (con sóng) sẽ có "đột biến về chất" và hoàn toàn có thể chở thành khởi đầu của một con sóng tăng của một chu kỳ (hoàn hảo) của TTCK VN. Thậm chí có khi chư cần đến biện pháp CS mà có thể do "tự diễn biến" (tất yếu - nếu BPCS quá chậm!); Ví dụ: Vì lợi ích sống còn của mình, ngành NH tự tìm ra và tự tiến hành các biện pháp giải quyết nợ xấu hữu hiệu, hoặc giả một vài ông lớn BĐS (vốn tiềm tàng, đủ sức) không chờ "cứu" mà chủ động tiến hành thanh lý hàng tồn kho, cắt lỗ sớm để "cơ cấu lại" vs chạy trước trong tái đầu tư sx chẳng hạn... thì cũng có thể tạo nên đột biến này...
(Nếu ĐT vào BĐS, chắc chắn tôi sẽ chọn DN nào "cắt lỗ" sớm - tất nhiên là lỗ nặng, nhưng không "chết" - bởi vì họ sẽ "sống". Bởi vì BĐS vay vốn quá lớn, nên anh nào không thể cắt lỗ - thường là sẽ "chết" vì không thể trả được nợ, vá sẽ là mồi ngon cho các DN cùng ngành khác MA)laughing

Rõ ràng có NHTM và nhiều DN BĐS đang chờ CP "cứu". Nhưng sẽ là nhầm - nếu họ không thể trông chờ vào lợi ích nhóm. Nợ công cao như thế, mà "nghị quyết" kế hoạch lại không cho phép tăng lạm phát thì "cứu" hét - thì talk to the hand muốn cũng không khả thi call me
1 người cảm ơn NGUYỄN MAI HỒNG cho bài viết.
BÙI HUY TÚ
#17 Đã gửi : 27/01/2013 lúc 02:10:30(UTC)

Thanks: 20 times
Được cảm ơn: 10 lần trong 7 bài viết
Bác 3 điều chém gió ác vãi give up
Theo kinh tế học điều bác nói là độ trễ chính sách, ví von theo toán gọi là tiên đề (khỏi chứng minh)
Theo em gọi là chém gió rolling on the floor rolling on the floor rolling on the floor
cảm ơn bác 11094, nhưng theo em con sóng này không quá dài.
Các chính sách vĩ mô được đưa rất quyết tâm và rõ ràng, khối ngoại đổ vào rất mạnh gây uptrend vừa qua xong theo quan sát vài phiên trở lại đây bắt đầu thấy ra hàng không thương tiếc ở 1 số mã.
Với những mà bluechip em không dám nói, nhưng với các mã có tính đầu cơ, đặc biệt thuộc ngành BĐS thì họ có đầu tư dài hạn hay ko rất cần xem xét.
Hơn nữa chính sách vĩ mô lần này không những rất rõ ràng mà còn được giám sát thi hành rất chặt chẽ (em tin vào bác Bình, bác Huệ), chỉ những doanh nghiệp có khả năng cơ cấu, thay đổi phù hợp với chính sách mới khớp được với hiệu ứng này.
Bởi vậy "khi nước mà thấm dần được vào đầu vịt" thì cũng phải rất từ từ, nghĩa là hiệu quả từ chính sách lần này khó có thể mang lại các bản báo cáo tài chính của hầu hết các DN đoạn giữa năm đẹp như mơ so với thời gian trước. ( tất nhiên giang hồ sẽ đánh hơi thấy mùi tà khí này trước khi nó được hiện nguyên hình)
Và bản thân em có niềm tin trong khoảng tháng 4-6 sẽ có điều chỉnh thật sự, những người không đủ niềm tin, sự kiên trì kể cả các bác Tây, Nhật hẳn tạo ra 1 cái đáy thật sự, Chart của các bác TA sẽ như sách đã xướng.
Đây mới thực sự là thời điểm buy and hold 3 năm tới không cần nghĩ!
(lại mắc bệnh chém gió rồi), yeah!big hug big hug big hug

NGUYỄN MAI HỒNG
#18 Đã gửi : 27/01/2013 lúc 05:34:52(UTC)

Cảm ơn: 121 lần
Được cảm ơn: 87 lần trong 69 bài viết
Originally Posted by: Bùi Huy Tú Go to Quoted Post
Bác 3 điều chém gió ác vãi give up
Theo kinh tế học điều bác nói là độ trễ chính sách, ví von theo toán gọi là tiên đề (khỏi chứng minh)
Theo em gọi là chém gió rolling on the floor rolling on the floor rolling on the floor
cảm ơn bác 11094, nhưng theo em con sóng này không quá dài.
Các chính sách vĩ mô được đưa rất quyết tâm và rõ ràng, khối ngoại đổ vào rất mạnh gây uptrend vừa qua xong theo quan sát vài phiên trở lại đây bắt đầu thấy ra hàng không thương tiếc ở 1 số mã.
Với những mà bluechip em không dám nói, nhưng với các mã có tính đầu cơ, đặc biệt thuộc ngành BĐS thì họ có đầu tư dài hạn hay ko rất cần xem xét.
Hơn nữa chính sách vĩ mô lần này không những rất rõ ràng mà còn được giám sát thi hành rất chặt chẽ (em tin vào bác Bình, bác Huệ), chỉ những doanh nghiệp có khả năng cơ cấu, thay đổi phù hợp với chính sách mới khớp được với hiệu ứng này.
Bởi vậy "khi nước mà thấm dần được vào đầu vịt" thì cũng phải rất từ từ, nghĩa là hiệu quả từ chính sách lần này khó có thể mang lại các bản báo cáo tài chính của hầu hết các DN đoạn giữa năm đẹp như mơ so với thời gian trước. ( tất nhiên giang hồ sẽ đánh hơi thấy mùi tà khí này trước khi nó được hiện nguyên hình)
Và bản thân em có niềm tin trong khoảng tháng 4-6 sẽ có điều chỉnh thật sự, những người không đủ niềm tin, sự kiên trì kể cả các bác Tây, Nhật hẳn tạo ra 1 cái đáy thật sự, Chart của các bác TA sẽ như sách đã xướng.
Đây mới thực sự là thời điểm buy and hold 3 năm tới không cần nghĩ!
(lại mắc bệnh chém gió rồi), yeah!big hug big hug big hug



Những "phân tích" ở trên của mình chỉ là "lý luận" hay - như bạn nói - là "chém gió" thôi. Còn thực tế "cảm nhận" của mỗi NĐT CK lại khác.

Con sóng đầu năm 2012 và hiên tại phụ thuộc vào khối ngoại nhiều và nó phản ánh "cảm nhận" của khối ngoại; Cái "cảm nhận này chịu ảnh hưởng từ phân tích chính sách nhiều hơn niềm tin thực tế.
Vai trò khối nội khá "chìm" trong hai con sóng trên bởi "cảm nhận" của khối nội chịu tác động mạnh hơn bởi các khó khăn thực tế của nền kinh tế mà họ đang trong đó và chứng tỏ họ chưa có niềm tin chính sách bằng khối ngoại.
Còn "cảm nhận" chủ quan cà nhân của tôi, cùng phe với bạn. Tôi cho rằng, khi nào TT BĐS bắt đầu (thực sự) bán được hàng tồn kho với giá tiến về ..."đáy!" - thì - đó là thời điểm khởi đầu con sóng dài của TTCK!

Tất nhiên, với TTCK mọi bất ngờ luôn đợi ta từ phía trước. Và điều bất nghờ nhất có thể diễn ra có thể chỉ trong ...ngày hôm sau!happy
1 người cảm ơn NGUYỄN MAI HỒNG cho bài viết.
PHAN MỸ HẠNH
#10 Đã gửi : 29/01/2013 lúc 11:51:05(UTC)

Cảm ơn: 5 lần
Được cảm ơn: 6 lần trong 5 bài viết
Originally Posted by: Client16326 Go to Quoted Post
Thêm 1 câu hỏi nữa cho anh Quý.

Anh có nghiên cứu về yếu tố hiệu ứng kì nghỉ không?
Thực tế là trong 2 năm gần đây thì thời điểm gần tết nguyên đán thì TTCK thường có dấu hiệu rõ rệt của sóng. Năm ngoái thì sóng tăng khá mạnh sau dip tết, mà thực tế là năm 2012 cũng chỉ có 1 con sóng đó là mạnh nhất mà thôi.
Ngược trở về trước nữa thì năm 2011 lại là năm giảm.

Anh có liên hệ được các yếu tố kinh tế vĩ mô và hiêu ứng kì nghỉ để đánh giá TTCK vào thời điểm này và sau Tết nguyên đán hay không?

Trân trọng ./.



Anh Qúy có đánh giá giúp anh em thông tin ở trên được ko?
PHẠM VIỆT DŨNG
#11 Đã gửi : 29/01/2013 lúc 01:42:55(UTC)


Cảm ơn: 461 lần
Được cảm ơn: 488 lần trong 342 bài viết
Originally Posted by: Client16326 Go to Quoted Post
Originally Posted by: Client16326 Go to Quoted Post
Thêm 1 câu hỏi nữa cho anh Quý.

Anh có nghiên cứu về yếu tố hiệu ứng kì nghỉ không?
Thực tế là trong 2 năm gần đây thì thời điểm gần tết nguyên đán thì TTCK thường có dấu hiệu rõ rệt của sóng. Năm ngoái thì sóng tăng khá mạnh sau dip tết, mà thực tế là năm 2012 cũng chỉ có 1 con sóng đó là mạnh nhất mà thôi.
Ngược trở về trước nữa thì năm 2011 lại là năm giảm.


Anh có liên hệ được các yếu tố kinh tế vĩ mô và hiêu ứng kì nghỉ để đánh giá TTCK vào thời điểm này và sau Tết nguyên đán hay không?

Trân trọng ./.



Anh Qúy có đánh giá giúp anh em thông tin ở trên được ko?


happy Thì chính bạn đã làm một thống kê rồi còn gì?!

Theo mình nghĩ thì về trung hạn, nó sẽ theo "đà" con sóng trước tết.

Còn về ngắn hạn, tất nhiên một lượng tiền Magin và tiền "tiêu tết" sẽ rút ra...
Phiên đầu tiên cua năm mới, theo tập quán thì nó sẽ tăng về giá bởi vì ai cũng hoặc muốn mua "sởi lởi" hàng tốt (nếu là mua) hoặc bán "chốt lời" chứ không phải là "cắt lỗ" (nếu là bán) trong phiên "vạn sự" này happy
Nghĩa là ngắn hạn, trước tết xác xuất giảm nhiều hơn tăng; Sau tết xác xuất tăng nhiều hơn giảm.smug

NGUYỄN VĂN QUÝ
#12 Đã gửi : 29/01/2013 lúc 04:50:06(UTC)

Cảm ơn: 18 lần
Được cảm ơn: 131 lần trong 48 bài viết
Originally Posted by: Pvd Go to Quoted Post
Originally Posted by: Client16326 Go to Quoted Post
Originally Posted by: Client16326 Go to Quoted Post
Thêm 1 câu hỏi nữa cho anh Quý.

Anh có nghiên cứu về yếu tố hiệu ứng kì nghỉ không?
Thực tế là trong 2 năm gần đây thì thời điểm gần tết nguyên đán thì TTCK thường có dấu hiệu rõ rệt của sóng. Năm ngoái thì sóng tăng khá mạnh sau dip tết, mà thực tế là năm 2012 cũng chỉ có 1 con sóng đó là mạnh nhất mà thôi.
Ngược trở về trước nữa thì năm 2011 lại là năm giảm.


Anh có liên hệ được các yếu tố kinh tế vĩ mô và hiêu ứng kì nghỉ để đánh giá TTCK vào thời điểm này và sau Tết nguyên đán hay không?

Trân trọng ./.



Anh Qúy có đánh giá giúp anh em thông tin ở trên được ko?


happy Thì chính bạn đã làm một thống kê rồi còn gì?!

Theo mình nghĩ thì về trung hạn, nó sẽ theo "đà" con sóng trước tết.

Còn về ngắn hạn, tất nhiên một lượng tiền Magin và tiền "tiêu tết" sẽ rút ra...
Phiên đầu tiên cua năm mới, theo tập quán thì nó sẽ tăng về giá bởi vì ai cũng hoặc muốn mua "sởi lởi" hàng tốt (nếu là mua) hoặc bán "chốt lời" chứ không phải là "cắt lỗ" (nếu là bán) trong phiên "vạn sự" này happy
Nghĩa là ngắn hạn, trước tết xác xuất giảm nhiều hơn tăng; Sau tết xác xuất tăng nhiều hơn giảm.smug




Tôi cũng đồng tình với bạn PVD về quan điểm cho rằng trước dịp nghỉ lễ sẽ có một đợt bán của nhóm nhà đầu tư muốn tất toán tài khoản và bảo toàn vốn. Họ cũng muốn tạm dừng để chờ tín hiệu bứt phá của VN-Index trước khu vực có ngưỡng kháng cự mạnh từ 490-510 điểm.

Tính từ thời điểm hiện tại, chỉ còn gần 2 tuần giao dịch nữa để VN-index thử sức với ngưỡng kháng cự trên. Tính về time-frame (lượng hóa về thời gian) thì khoảng thời gian này không đủ dài để VN-Index vượt qua. Trong khi đó lượng tiền giao dịch lại có xu hướng giảm khi càng gần với dịp nghỉ lễ sẽ là một điểm bất lợi. Khối ngoại cũng đã mua bền bỉ các hot stocks và bluechips trong suốt đợt hai chỉ số điều chỉnh giảm quanh 460 và 63 điểm vừa qua nên khả năng duy trì lực mua này cũng sẽ hạn chế.

Xét ở góc độ tâm lý, mặc dù đợt nghỉ lễ khá dài nhưng chắc hẳn sau tết sẽ không có nhiều người có thể bán ra nếu như đã tất toán tài khoản trước tết (hoặc bán những cổ phiếu mà họ cho là rủi ro, đương nhiên sẽ giữ lại cổ phiếu tốt với kỳ vọng tăng giá tiếp). Mặt khác nếu có sẵn cổ phiếu họ lại càng không muốn bán trong những phiên đầu năm khi mà đã từng sẵn sàng buy & hold nắm giữ bất chấp đợt chốt lời trước kỳ nghỉ tết.

Kết hợp cả hai yếu tố trên, tôi cho rằng kịch bản phù hợp đó là VN-Index sẽ áp sát (có thể đi xuyên và vận động bên trong) khoảng kháng cự mạnh rồi sẽ đi ngang trước dịp tết. Cụ thể, các chỉ số sẽ khó tăng mạnh vượt qua khu vực kháng cự mạnh là 490-510 điểm (Vn-Index) hay 67-68 (HNX-index) trước dịp nghỉ tết mà để dành thử thách này cho đợt tăng trong tuần đầu giao dịch của năm Quý Tỵ.

Vài lời chia sẻ
NGUYỄN MAI HỒNG
#8 Đã gửi : 29/01/2013 lúc 10:29:37(UTC)

Cảm ơn: 121 lần
Được cảm ơn: 87 lần trong 69 bài viết
Originally Posted by: Client11094 Go to Quoted Post
Originally Posted by: 3 điều làm nên giá trị con người:- Siêng năng- Chân thành- Thành đạt Go to Quoted Post
Originally Posted by: Client16326 Go to Quoted Post


Theo tôi thì chung quy vẫn là sẽ sử lý BĐS như thế nào.
Cứu BĐS vô điều kiện tức là xóa nợ xấu cho NH vô điều kiện. Điều này buộc NN phải in tiền cho BĐS. Có ba hệ lụy chính sẽ xảy ra:
- Lạm phát sẽ tăng.
- Tiền lệ tha thứ cho hành động tạo ra "nợ bẩn" trong ngành NH sẽ được mở ra.
- Can thiệp quá sâu vào cơ chế tự điều tiết của KTTT.
Nếu không cứu BĐS, các DN yếu kém sẽ lộ mặt, nợ xấu của ngành NH thực hư thế nào, ở NHTM nào cũng không thể che dấu được nữa. Khi đó:
- Thực chất suy thoái của nền kinh tế sẽ rõ hơn và nhanh về đáy hơn.
- Thời điểm khôi phục và hồi phục nền kinh tế cũng sễ nhanh đến hơn, bền vững hơn.
Có cứu BĐS hay không, cứu như thế nào, hôm nay thấy QH vẫn đang thảo luận.
Tôi cho rằng NN không thể cứu BĐS được bởi vì bây giờ mà lạm phát thì SXKD sẽ suy thoái trầm trọng. NN chỉ nên (và chỉ có thể) hỗ trợ đủ mức sao cho diễn biến "về đáy" của BĐS và thanh lọc các NHTM yếu kém không lâm vào tình thế hỗn loạn, mất kiểm soát mà thôi.
Có điều bàn nhiều và thấy cũng đã khá rõ. Nhưng các nhà QL vẫn chưa dám quyết. Thậm chí danh sách các DN BĐS nợ xấu, NHTM mất an toàn cũng không dám nêu ra, tổng nợ xấu cũng không dám chắc là bao nhiêu thì quyết sách làm sao sớm trở thành kế hoạch hành động được !?
Thế cho nên tôi mới nói rằng năm 2012 CS vĩ mô mới chỉ nêu vấn đề. Năm 2013 (hiện tại) hơn ở chỗ người ta đã nói sẽ giải quyết theo hướng nào. Nhưng kế hoạch như thế nào và bao giờ triển khai thì chưa cụ thể rõ ràng...
Tóm lại, chỉ khi nào tiền (tài chính) ứ đọng trong "hàng tồn kho" (chủ yếu trong BĐS - của NĐT sơ cấp và thứ cấp) được chuyển sang phục vụ SXKD thì KT mới hồi phục (mới - qua đáy!).
Hiện tại các NHTM và khối BĐS vẫn đang chờ NN "cứu!". Chúng ta cũng đang chờ xem các nhà điều hành vĩ mô, quyết định cuối cùng như thế nào... Phải chờ thôi.
Chỉ khi nào giá BĐS bắt đầu về giá được TT chấp nhận, hàng tồn kho giảm nhanh thì TTCK mới đi lên một cách chắc chắn.

Bác ngồi chờ thị trường tăng đỉnh rồi thì chính sách cũng bắt đầu có hiệu lực. khi đó người ta sẽ giàu lên vì bác đã ôm được cổ phiếu giá đỉnh. Em nghĩ đầu tư muốn sinh ra lợi nhuận là phải biết đi trước thị trường 1 khi bão hòa rồi bác mới bắt đầu bác sẽ phá sản. Luôn đổi mới và đi trước dám đầu tư cho tương lai bác sẽ là người quyết định. Em nghĩ vậy đó


Đồng ý với quan điểm của bạn Ba Điều - TTCK đi trước một bước!
Nhưng bạn nên để ý: tôi không phủ nhận con sóng này. Tôi nói nó đã tăng và đang tiếp tục, nhưng không khẳng định nó là khởi đầu con sóng dài hạn.

Nói thêm về con sóng này:
Nó giống con sóng 2012 ở chỗ tác nhân chính của sóng là khối ngoại. Lý do là khối nội chưa thấy KT có biến chuyển rõ rệt nên chưa chủ động đưa tiền vào CK.
Còn khối ngoại thì đứng bên ngoài nhìn vào các CS vĩ mô để dự đoán KT VN nên (như tôi đã phân tích ở trên!) năm 2012, họ đánh giá:
- À VN đã thấy được vấn đề rồi!
Và họ đưa tiền vào (sớm, đón đầu!), trên cơ sở ấy.
2013. Họ đánh giá khả quan hơn:
- VN đã có hướng giả quyết rồ!
Và thế là có con sóng này.
Tuy nhiên bắt tay vào làm các biện pháp "cụ thể" thì VN (cơ bản) là chưa, chúng ta thấy tất họ cũng thấy do đó họ chỉ tập chung các mã cơ bản trên TT (ưu tiên cơ bản hơn là giá thực tế. Kể cả BĐS, NHTM mạnh. vốn lớn (thì dù KQKD không tốt lắm họ vẫn mua). Khối nội cho rằng họ "đánh lên" - không phải - Quan điểm của họ các "ông lớn" khó chết hơn "vừa và nhỏ, chỉ đơn giản là vậy. Còn nếu cho rằng họ "đánh!", thì nên dự đoán khả năng có thể: - Sau Blu sẽ là VN30 rồi HN30...big grin
Như vậy (theo tôi!) sóng đầu năm nay sẽ dài hơi hơn sóng đầu năm 2012. Nhưng dài hơn nữa thì ...chưa chắc!
Chỉ nói là "chưa chắc!" là vì nếu sóng "đầu năm 2013" này chưa kết thúc mà một trong những biện phái mới được triển khai kịp thời có thấy trước hiệu quả, hiệu ứng đòn bẩy với nền KT thì nó (con sóng) sẽ có "đột biến về chất" và hoàn toàn có thể chở thành khởi đầu của một con sóng tăng của một chu kỳ (hoàn hảo) của TTCK VN. Thậm chí có khi chư cần đến biện pháp CS mà có thể do "tự diễn biến" (tất yếu - nếu BPCS quá chậm!); Ví dụ: Vì lợi ích sống còn của mình, ngành NH tự tìm ra và tự tiến hành các biện pháp giải quyết nợ xấu hữu hiệu, hoặc giả một vài ông lớn BĐS (vốn tiềm tàng, đủ sức) không chờ "cứu" mà chủ động tiến hành thanh lý hàng tồn kho, cắt lỗ sớm để "cơ cấu lại" vs chạy trước trong tái đầu tư sx chẳng hạn... thì cũng có thể tạo nên đột biến này...
(Nếu ĐT vào BĐS, chắc chắn tôi sẽ chọn DN nào "cắt lỗ" sớm - tất nhiên là lỗ nặng, nhưng không "chết" - bởi vì họ sẽ "sống". Bởi vì BĐS vay vốn quá lớn, nên anh nào không thể cắt lỗ - thường là sẽ "chết" vì không thể trả được nợ, vá sẽ là mồi ngon cho các DN cùng ngành khác MA)laughing

Rõ ràng có NHTM và nhiều DN BĐS đang chờ CP "cứu". Nhưng sẽ là nhầm - nếu họ không thể trông chờ vào lợi ích nhóm. Nợ công cao như thế, mà "nghị quyết" kế hoạch lại không cho phép tăng lạm phát thì "cứu" hét - thì talk to the hand muốn cũng không khả thi call me


Vừa nãy xen TV thấy ông chủ nhiệm văn phòng chính phủ nói (đại ý!):

- Thị trường BĐS giảm giá cũng có mặt tích cực: Người dân có điều kiện tiếp cận giá (rẻ) của ( hàng hóa) BĐS và cũng là một dịp để các DN BĐS thấy được rõ đặc thù của cơ chế KT thị trường và có trách nhiệm hơn trong quản trị rủi ro của mình...

happy Có lẽ đã đến lúc các DN BĐS đã thấy rằng cứ bám vào "con bò sữa" nhà nước để hưởng lợi là không thể được mãi rồi!

Tôi có cảm giác TT BĐS đã xắp tới thời điểm bán hàng đại hạ giá... Ai nhiều tiền chuẩn bị nạp tài khoản dần đi là vừa laughing fight laughing
PHAN MỸ HẠNH
#19 Đã gửi : 30/01/2013 lúc 09:27:56(UTC)

Cảm ơn: 5 lần
Được cảm ơn: 6 lần trong 5 bài viết
Cũng tương tự như cuộc khủng hoảng châu á năm 1998-1999 mà thôi. Xem lại Thailand khi nhà đầu tư nước ngoài mất niềm tin, giá bất động sản giảm thế nào, và sau đó, số lượng triệu phú mọc lên như nấm sau mưa nhờ BĐS và CK đấy.
PHAN MỸ HẠNH
#13 Đã gửi : 30/01/2013 lúc 09:33:46(UTC)

Cảm ơn: 5 lần
Được cảm ơn: 6 lần trong 5 bài viết
Originally Posted by: Nguyễn Văn Quý Go to Quoted Post
Originally Posted by: Pvd Go to Quoted Post
Originally Posted by: Client16326 Go to Quoted Post
Originally Posted by: Client16326 Go to Quoted Post
Thêm 1 câu hỏi nữa cho anh Quý.

Anh có nghiên cứu về yếu tố hiệu ứng kì nghỉ không?
Thực tế là trong 2 năm gần đây thì thời điểm gần tết nguyên đán thì TTCK thường có dấu hiệu rõ rệt của sóng. Năm ngoái thì sóng tăng khá mạnh sau dip tết, mà thực tế là năm 2012 cũng chỉ có 1 con sóng đó là mạnh nhất mà thôi.
Ngược trở về trước nữa thì năm 2011 lại là năm giảm.


Anh có liên hệ được các yếu tố kinh tế vĩ mô và hiêu ứng kì nghỉ để đánh giá TTCK vào thời điểm này và sau Tết nguyên đán hay không?

Trân trọng ./.



Anh Qúy có đánh giá giúp anh em thông tin ở trên được ko?


happy Thì chính bạn đã làm một thống kê rồi còn gì?!

Theo mình nghĩ thì về trung hạn, nó sẽ theo "đà" con sóng trước tết.

Còn về ngắn hạn, tất nhiên một lượng tiền Magin và tiền "tiêu tết" sẽ rút ra...
Phiên đầu tiên cua năm mới, theo tập quán thì nó sẽ tăng về giá bởi vì ai cũng hoặc muốn mua "sởi lởi" hàng tốt (nếu là mua) hoặc bán "chốt lời" chứ không phải là "cắt lỗ" (nếu là bán) trong phiên "vạn sự" này happy
Nghĩa là ngắn hạn, trước tết xác xuất giảm nhiều hơn tăng; Sau tết xác xuất tăng nhiều hơn giảm.smug




Tôi cũng đồng tình với bạn PVD về quan điểm cho rằng trước dịp nghỉ lễ sẽ có một đợt bán của nhóm nhà đầu tư muốn tất toán tài khoản và bảo toàn vốn. Họ cũng muốn tạm dừng để chờ tín hiệu bứt phá của VN-Index trước khu vực có ngưỡng kháng cự mạnh từ 490-510 điểm.

Tính từ thời điểm hiện tại, chỉ còn gần 2 tuần giao dịch nữa để VN-index thử sức với ngưỡng kháng cự trên. Tính về time-frame (lượng hóa về thời gian) thì khoảng thời gian này không đủ dài để VN-Index vượt qua. Trong khi đó lượng tiền giao dịch lại có xu hướng giảm khi càng gần với dịp nghỉ lễ sẽ là một điểm bất lợi. Khối ngoại cũng đã mua bền bỉ các hot stocks và bluechips trong suốt đợt hai chỉ số điều chỉnh giảm quanh 460 và 63 điểm vừa qua nên khả năng duy trì lực mua này cũng sẽ hạn chế.

Xét ở góc độ tâm lý, mặc dù đợt nghỉ lễ khá dài nhưng chắc hẳn sau tết sẽ không có nhiều người có thể bán ra nếu như đã tất toán tài khoản trước tết (hoặc bán những cổ phiếu mà họ cho là rủi ro, đương nhiên sẽ giữ lại cổ phiếu tốt với kỳ vọng tăng giá tiếp). Mặt khác nếu có sẵn cổ phiếu họ lại càng không muốn bán trong những phiên đầu năm khi mà đã từng sẵn sàng buy & hold nắm giữ bất chấp đợt chốt lời trước kỳ nghỉ tết.

Kết hợp cả hai yếu tố trên, tôi cho rằng kịch bản phù hợp đó là VN-Index sẽ áp sát (có thể đi xuyên và vận động bên trong) khoảng kháng cự mạnh rồi sẽ đi ngang trước dịp tết. Cụ thể, các chỉ số sẽ khó tăng mạnh vượt qua khu vực kháng cự mạnh là 490-510 điểm (Vn-Index) hay 67-68 (HNX-index) trước dịp nghỉ tết mà để dành thử thách này cho đợt tăng trong tuần đầu giao dịch của năm Quý Tỵ.

Vài lời chia sẻ


Đồng ý với nhận định của các bác.

Nhưng nếu đã là TA thì con số luôn nói lên 1 vấn đề nào đó. Cũng theo thống kê trong vòng khoảng 6 năm gần đây, thì sau Tết nguyên đán, tỉ lệ giảm nhiều hơn tăng đấy ah!

Tuy nhiên, so sánh năm nay với năm 2012 là tương đồng nhất, thì năm ngoái có sóng mạnh ngay sau Tết và tạo đỉnh cả năm luôn. Và cũng theo TA thì sẽ loại bỏ hết yết tố tâm lý khi phân tích. Nếu sử dụng correlation để chạy thì sẽ thấy mức độ tương đồng trong cặp 2012 và 2013 là tiệm cận 1 nhất.

Just my few cents!
1 người cảm ơn PHAN MỸ HẠNH cho bài viết.
PHẠM VIỆT DŨNG
#20 Đã gửi : 30/01/2013 lúc 11:47:53(UTC)


Cảm ơn: 461 lần
Được cảm ơn: 488 lần trong 342 bài viết
Hôm trước xem TV, mình tai điếc tai sáng tưởng CP từ chối "cứu" BĐS. Xem lại thì không phải mà ngược lại...
Hơi thất vọng. Nhưng không sao, dẫu sao thì quy luật vân là quy luật. Không ai mua thì sớm muộn BĐS vẫn phải cắt lỗ thôi.
Có lẽ giá (hàng hóa) BĐS phải giảm 30% nữa mới về đáy.
NGUYỄN VĂN QUÝ
#21 Đã gửi : 06/02/2013 lúc 04:38:30(UTC)

Cảm ơn: 18 lần
Được cảm ơn: 131 lần trong 48 bài viết
Update sau phiên 6/2/2012

Sau hai phiên bị bên bán lấn át, phiên 6/2 chỉ số đã bật tăng trở lại. Như vậy diễn biến có vẻ đang đi theo kịch bạn sóng tăng sẽ tiếp tục và nhằm tới ngưỡng kháng cự 490-510 điểm. Còn 2 ngày giao dịch nữa là sẽ bước vào dịp nghỉ lễ khá dài. Với thanh khoản được duy trì khá tốt trong các phiên gần đây phần nào củng cố cho khả năng VN-index sẽ đi xuyên vào trong khu vực kháng cự nói trên trong vòng 2 ngày tới. Tuy nhiên để xuyên qua khu vực này là rất khó vì thời gian quá ngắn như đã nêu ở bài viết trước đây.

Lực mua hôm nay rõ ràng bắt nguồn từ nhóm đầu tư tin rằng thị trường sẽ tăng mạnh sau tết nên mới dám mua ngày hôm nay. Lực mua này càng trở nên mạnh hơn khi số lượng người thực sự muốn bán cũng đã rời thị trường khá nhiều trong 2 phiên giảm đầu tuần. Họ có thể đã bán nhưng chưa chắc đã bán hết mà sẽ giữ lại cổ phiếu tốt vì vĩ mô có vẻ vẫn đang được hỗ trợ theo hướng tích cực. Do đó trong hai phiên tới vẫn còn có thể xuất hiện lực bán xuất phát từ nhóm người gan lì trong đợt sóng giảm vừa qua và nhóm muốn tái cơ cấu danh mục. Tuy nhiên cả hai nhóm này sẽ không thực sự là điều đáng ngại nếu như nhóm ngoại giữ được bluechips xanh điểm và thanh khoản thị trường không quá khủng một cách đột biến.

Với kịch bản như vậy dự báo sau tết thị trường vẫn có thể tăng tiếp nhưng sóng sẽ yếu dần, số điểm tăng càng lớn thì phiên điều chỉnh sẽ càng sớm xảy ra. Lượng nhà đầu tư gom giữ sẽ dần trốt lời và bắt đầu tái cơ cấu danh mục theo KQKD cả năm và kế hoạch KD, tỷ lệ chia cổ tức được công bố trong ĐHĐCĐ của các DN niêm yết.
PHAN MỸ HẠNH
#22 Đã gửi : 07/02/2013 lúc 09:55:55(UTC)

Cảm ơn: 5 lần
Được cảm ơn: 6 lần trong 5 bài viết
Originally Posted by: Nguyễn Văn Quý Go to Quoted Post
Update sau phiên 6/2/2012

Sau hai phiên bị bên bán lấn át, phiên 6/2 chỉ số đã bật tăng trở lại. Như vậy diễn biến có vẻ đang đi theo kịch bạn sóng tăng sẽ tiếp tục và nhằm tới ngưỡng kháng cự 490-510 điểm. Còn 2 ngày giao dịch nữa là sẽ bước vào dịp nghỉ lễ khá dài. Với thanh khoản được duy trì khá tốt trong các phiên gần đây phần nào củng cố cho khả năng VN-index sẽ đi xuyên vào trong khu vực kháng cự nói trên trong vòng 2 ngày tới. Tuy nhiên để xuyên qua khu vực này là rất khó vì thời gian quá ngắn như đã nêu ở bài viết trước đây.

Lực mua hôm nay rõ ràng bắt nguồn từ nhóm đầu tư tin rằng thị trường sẽ tăng mạnh sau tết nên mới dám mua ngày hôm nay. Lực mua này càng trở nên mạnh hơn khi số lượng người thực sự muốn bán cũng đã rời thị trường khá nhiều trong 2 phiên giảm đầu tuần. Họ có thể đã bán nhưng chưa chắc đã bán hết mà sẽ giữ lại cổ phiếu tốt vì vĩ mô có vẻ vẫn đang được hỗ trợ theo hướng tích cực. Do đó trong hai phiên tới vẫn còn có thể xuất hiện lực bán xuất phát từ nhóm người gan lì trong đợt sóng giảm vừa qua và nhóm muốn tái cơ cấu danh mục. Tuy nhiên cả hai nhóm này sẽ không thực sự là điều đáng ngại nếu như nhóm ngoại giữ được bluechips xanh điểm và thanh khoản thị trường không quá khủng một cách đột biến.

Với kịch bản như vậy dự báo sau tết thị trường vẫn có thể tăng tiếp nhưng sóng sẽ yếu dần, số điểm tăng càng lớn thì phiên điều chỉnh sẽ càng sớm xảy ra. Lượng nhà đầu tư gom giữ sẽ dần trốt lời và bắt đầu tái cơ cấu danh mục theo KQKD cả năm và kế hoạch KD, tỷ lệ chia cổ tức được công bố trong ĐHĐCĐ của các DN niêm yết.


Chốt lời, chứ không phải là "trốt lời" đâu anh

Đồng ý với anh Quý, ra Tết TTCK sẽ test ngưỡng 490-510 để xác định xu hướng!


PHAN MỸ HẠNH
#14 Đã gửi : 20/02/2013 lúc 10:21:17(UTC)

Cảm ơn: 5 lần
Được cảm ơn: 6 lần trong 5 bài viết
Originally Posted by: Client16326 Go to Quoted Post
Thêm 1 câu hỏi nữa cho anh Quý.

Anh có nghiên cứu về yếu tố hiệu ứng kì nghỉ không?
Thực tế là trong 2 năm gần đây thì thời điểm gần tết nguyên đán thì TTCK thường có dấu hiệu rõ rệt của sóng. Năm ngoái thì sóng tăng khá mạnh sau dip tết, mà thực tế là năm 2012 cũng chỉ có 1 con sóng đó là mạnh nhất mà thôi.
Ngược trở về trước nữa thì năm 2011 lại là năm giảm.

Anh có liên hệ được các yếu tố kinh tế vĩ mô và hiêu ứng kì nghỉ để đánh giá TTCK vào thời điểm này và sau Tết nguyên đán hay không?

Trân trọng ./.


Có vẻ như sau sau Tết nguyên đán thì thị trường đang thể hiện rõ sự lưỡng lự khi điểm số không thay đổi nhiều và thanh khoản vẫn duy trì cao.

Cũng theo thống kê thì trong 6 năm gần đây thì sau dịp Tết, xác suất giảm nhiều hơn tăng!
Anh Quý và các chuyên gia có đánh giá gì về tình hình hiện tại ko?
2 người cảm ơn PHAN MỸ HẠNH cho bài viết.
Trả lời nhanh Hiển thị Trả Lời Nhanh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (90)
9 Trang123>»
Gửi chủ đề Trả lời
Di chuyển  
Bạn có thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn có thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn có thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn có thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn có thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn có thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT.