Thông báo

Icon
Error

Gửi chủ đề Trả lời
Bàn về Công ty Mua bán nợ quốc gia AMC
NGUYỄN HOÀNG HIỆP
#1 Đã gửi : 30/07/2012 lúc 06:42:20(UTC)


Thanks: 303 times
Được cảm ơn: 378 lần trong 233 bài viết
Trong thời gian gần đây, chúng ta liên tục được nghe các thông tin về Công ty mua bán nợ quốc gia AMC. Tôi xin lập topic này để chúng ta cùng trao đổi về công ty này.

Đầu tiên, tôi xin tổng hợp lại các thông tin về AMC, mà phần lớn được Ông Lê Xuân Nghĩa, Nguyên Phó chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia, một thành viên trong nhóm chuyên gia đưa ra đề xuất về việc thành lập AMC, đã công bố.

1. Công ty mua bán nợ AMC là gì? Là công ty chuyên đánh giá và mua lại các khoản nợ xấu của ngân hàng.
2. Vai trò của AMC? AMC mua lại các khoản nợ xấu của ngân hàng, giúp ngân hàng khơi thông nguồn vốn của mình. Đồng thời, AMC có thể giúp doanh nghiệp tái cấu trúc hoạt động cũng như nguồn vốn của doanh nghiệp, từ đó làm tăng hiệu quả cho doanh nghiệp.
3. AMC mua nợ như thế nào? AMC sẽ mua lại nợ của ngân hàng tuỳ theo phân loại nợ. Nợ thuộc nhóm càng xấu thì giá mua càng thấp.
4. Cách xử lý nợ xấu? Sau khi mua lại nợ xấu từ ngân hàng thì AMC sẽ làm việc với doanh nghiệp đang nợ để có biện pháp xử lý phù hợp:
- Thứ nhất: Cổ phần hoá khoản nợ, AMC sẽ trở thành cổ đông của doanh nghiệp dựa trên khoản nợ đã mua.
- Thứ hai: tìm các nhà đầu tư mới đến để bán lại khoản nợ này một phần hoặc toàn bộ.
- Thứ ba: Chứng khoán hoá khoản nợ rồi bán.
- Thứ tư: Xoá nợ
5. Nguồn vốn cho AMC? AMC có thể là công ty cổ phần do Nhà nước chi phối, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Đề xuất ban đầu là AMC có nguồn vốn ban đầu là 4 tỷ USD, trong đó ngân sách cấp ban đầu là 20.000 tỷ đồng, phần còn lại huy động thêm bằng nhiều cách, chẳng hạn qua phát hành trái phiếu.

Tuy nhiên, hiện còn có rất nhiều ý kiến về sự hình thành cũng như hoạt động của AMC. Mong mọi người cho thêm ý kiến!
4 người cảm ơn NGUYỄN HOÀNG HIỆP cho bài viết.
NGUYỄN THỊ LAN HƯƠNG
#2 Đã gửi : 31/07/2012 lúc 07:33:28(UTC)

Cảm ơn: 35 lần
Được cảm ơn: 82 lần trong 62 bài viết
Với con số nợ xấu theo công bố hiện tại là 202.000 tỷ đồng (8,6% dư nợ) thì có lẽ giải pháp thành lập công ty mua bán nợ là giải pháp khả thi nhất rồi.
Tuy nhiên, em thấy còn nhiều thắc mắc:
- AMC hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, như vậy sẽ có cơ chế xin - cho. Đây là cơ chế rất dễ xảy ra tiêu cực. Nhiều người đang hoài nghi về việc AMC được thành lập sẽ ưu tiên mua lại nợ cho một nhóm ngân hàng đặc biệt.
- Khi nợ xấu được AMC mua thì ngân hàng sẽ phát sinh khoản lỗ thật (bằng chênh lệnh giữa giá trị gốc và giá trị được mua lại), do đó sẽ có nhiều khoản vay NH không muốn bán giá rẻ (thậm chí không bán). Lúc đó AMC có cơ chế gì để bắt ngân hàng phải bán hay không?
- Nguồn vốn hình thành AMC có 1 phần là vốn Nhà nước cấp, một phần là từ phát hành trái phiếu. Em hiểu bản chất ở đây đều là tiền của người dân (đóng thuế hoặc cho vay). Vì vậy AMC vẫn phải có trách nhiệm bảo toàn nguồn vốn này chứ không thể để thua lỗ được.
Đây chỉ là thắc mắc, chứ em vẫn nghĩ AMC sẽ phải thành lập và càng sớm càng tốt. Mọi người để ý sẽ thấy động thái của Chính phủ mặc dù chưa chính thức chấp nhận nhưng cũng đã thể hiện khá rõ rồi: công bố tỷ lệ nợ xấu chính xác hơn (từ 4,47% trước đó lên 8,6%), đưa ra dự thảo thông tư 4304 thay thế quyết định 493 về việc phân loại và trích lập dự phòng nợ quá hạn (chuẩn hoá việc phân loại nợ xấu, tránh hiện tượng như hiện tại mỗi ngân hàng làm 1 kiểu), liên tục có các chuyên gia đăng đàn nói về AMC...
NGUYỄN HOÀNG HIỆP
#3 Đã gửi : 17/10/2012 lúc 08:48:18(UTC)


Thanks: 303 times
Được cảm ơn: 378 lần trong 233 bài viết
Sau khi Đại hội Đảng đã bế mạc thành công thì Chính phủ lại bắt tay vào giải quyết các tồn đọng của nền kinh tế, đặc biệt là Nợ xấu. Không biết là AMC sẽ ra đời, hay là Chính phủ có biện pháp khác.

"Chỉ thành lập công ty duy nhất để xử lý nợ xấu"

Ủy ban Kinh tế thống nhất đề nghị, từ nay tới cuối năm, Chính phủ cần tập trung khẩn trương giải quyết cơ bản các nút thắt của nền kinh tế là: hàng tồn kho và nợ xấu.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, tồn kho càng lớn thì nợ xấu càng tăng lên . Do vậy, giảm hàng tồn kho vừa là giải pháp cấp bách nhằm hỗ trợ sản xuất, vừa là giải pháp giảm nợ xấu một cách hữu hiệu, khắc phục nhanh tình hình khó khăn hiện nay.

Ông Giàu cũng cho rằng, Ngân hàng Nhà nước cần xác định chính xác, minh bạch quy mô nợ xấu, các khoản tiềm ẩn trở thành nợ xấu; xử lý nợ xấu trên nguyên tắc ngân hàng thương mại phải tự chịu trách nhiệm, tự chủ động giải quyết.

Trên cơ sở có số liệu chính xác về quy mô, cơ cấu nợ xấu thì mới cân nhắc, quyết định mô hình tổ chức xử lý nợ xấu, không nên phân tán sức mạnh, nguồn lực quốc gia, đề nghị chỉ thành lập, sử dụng một công ty duy nhất để xử lý vấn đề nợ xấu của hệ thống ngân hàng.

Ủy ban Kinh tế cũng yêu cầu Chính phủ sớm có những giải pháp hữu hiệu đảm bảo liên thông giá vàng trong nước và quốc tế.

NGUYỄN THỊ LAN HƯƠNG
#4 Đã gửi : 10/01/2013 lúc 06:32:32(UTC)

Cảm ơn: 35 lần
Được cảm ơn: 82 lần trong 62 bài viết
Chính phủ đang cố gắng đưa ra các phương án giải quyết nợ xấu, và 1 trong các công cụ chính là AMC. Việc hình thành AMC sẽ là cơ sở để giải quyết nút thắt nợ xấu đang nhức nhối trong các ngân hàng. Khi nợ xấu được xử lý thì dòng tiền sẽ được khơi thông, đây là cơ sở cho sự phát triển vững chắc của Kinh tế vĩ mô cũng như TTCK:

Cuộc chuyển giao sắp bắt đầu
Trả lời nhanh Hiển thị Trả Lời Nhanh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Gửi chủ đề Trả lời
Di chuyển  
Bạn có thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn có thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn có thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn có thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn có thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn có thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT.