Thông báo

Icon
Error

Gửi chủ đề Trả lời
Xác định mức hỗ trợ và kháng cự bằng công cụ Fibonacci
NGUYỄN VĂN QUÝ
#1 Đã gửi : 14/09/2012 lúc 04:36:38(UTC)

Cảm ơn: 18 lần
Được cảm ơn: 131 lần trong 48 bài viết
FIBONACCI

Trong phương pháp phân tích kỹ thuật, cụm từ Fibonacci được nhắc đến khá nhiều đặc biệt là trong các dự báo về ngưỡng hỗ trợ và kháng cự của một cổ phiếu hoặc chỉ số trong tương lai.

Fibonacci thực tế là một chuỗi các con số toán học được phát hiện bởi Leonardo Pisano vào thế kỷ 12.

Dựa trên một dãy số 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89… Quy luật chính để tìm những con số này sẽ bằng tổng 2 số liền trước.
Leonardo đã phát hiện ra sự trùng hợp đặc biệt giữa các sự vật hiện tượng trong tự nhiên với các quy luật trong chuỗi dãy số trên.

Khi thử so sánh nó với sự vận động của thị trường chứng khoán, người ta cũng đã nhận ra có một sự tương tác khá lớn giữa dãy số Fibonacci với các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự.

Cụ thể trong một xu hướng vận động của giá cổ phiếu hoặc chỉ số, người ta phát hiện tại các ngưỡng 0%, 23,6%, 38,2%, 50,0%, 61,8%, 100% giá cổ phiếu hoặc chỉ số có sự biến động rất mạnh khi chạm vào các ngưỡng này.

Với kinh nghiệm cá nhân đã từng áp dụng thì ngưỡng 50% và 61,8% mới thực sự là những ngưỡng kháng cự và hỗ trợ đáng quan tâm, tại đó có khả năng lớn sẽ xảy ra sự đảo chiều xu hướng.

Được sử dụng phổ biến hiện nay chính là công cụ Fibonacci Retracement (Fibonacci Hồi quy)

Trong một xu hướng giảm hoặc tăng, giá cổ phiếu hoặc chỉ số sẽ dần tích lũy và tìm đến điểm tạo sự đảo chiều. Fibonacci Hồi quy sẽ thực hiện chức năng dự đoán điểm đảo chiều này.

Lấy ví dụ cụ thể đối với HNX-Index tại thời điểm hiện tại vào ngày 13/9/2012



Sau khi đạt đỉnh vào tháng 5/2012, HNX-Index bắt đầu quá trình điều chỉnh giảm của mình. Dựa trên Fibonacci Retracement kéo từ chân sóng tăng ngày 6/1/2012 tại 55,27 điểm lên đỉnh ngày 9/5/2012 tại 83,76 điểm cho thấy những gợi ý về khả năng hình thành các ngưỡng hỗ trợ khi HNX-Index bắt đầu rơi.

Thực tế taị mức Fibonacci 38,2% HNX-Index đã có biểu hiện được mua đỡ giá và đi ngang trong khoảng kẹp giữa mức Fibonacci 23,6% và 38,2% trong vòng một tháng.

Như đã nêu với quan điểm cá nhân, trong xu hướng giảm hoặc tăng thường sẽ có phản ứng mạnh với các ngưỡng Fibonacci 50% và 61,8%. Thực tế này đã xảy ra với HNX-Index sau khi phá vỡ mức 38,2%.

Khu vực Fibonacci 50% cũng đã đỡ cho HNX-Index đi ngang thêm khoảng gần 2 tháng phía trên mức này tương đương mức 66 điểm.

Sau vụ Nguyễn Đức Kiên bị bắt (21/8/2012), HNX-Index đột ngột giảm mạnh xuyên qua Fibonacci 50% và 61%. Đến thời điểm này các ngưỡng hỗ trợ dựa trên Fibonacci không còn tác dụng và hướng đến khả năng “test” đáy cũ trong tháng 1/2012 tại 55,2 điểm tương đương với mức Fibonacci 100%.

Như vậy với một công cụ như Fibonacci, nhà đầu tư cũng đã có những dự báo trước về khả năng thị trường sẽ xảy ra phản ững mạnh tại mức điểm nào, từ đó có những chiến lược mua, bán, chốt lời hoặc cắt lỗ.

Chú ý: Mức phản ứng mạnh nhất thường là các mức Fibonacci 50% và 61%. Điều kiện để bổ sung cho các lập luận về dự báo đó là sự ủng hộ của khối lượng giao dịch tại các mức điểm này.

Trong xu hướng giảm mức Fibonacci nào đang hỗ trợ cho giá cổ phiếu mà bị phá vỡ sẽ lập tức trở thành ngưỡng kháng cự nếu như giá cổ phiếu phục hồi. Trường hợp xu hướng tăng thì ngược lại. Tính hoán đổi giữa ngưỡng hỗ trợ và kháng cự thể hiện rất rõ qua công cụ Fibonacci
6 người cảm ơn NGUYỄN VĂN QUÝ cho bài viết.
PHAN MỸ HẠNH
#2 Đã gửi : 17/09/2012 lúc 02:49:41(UTC)

Cảm ơn: 5 lần
Được cảm ơn: 6 lần trong 5 bài viết
Tôi có một vài thắc mắc, mong anh giải thích giùm:

- Theo như anh giới thiệu thì FIbinacci được kéo từ chân sóng lên tới đỉnh thì sẽ xác định được ngưỡng rơi vậy thì nếu làm theo chiều ngược lại, kéo từ đỉnh xuống tới chân sóng thì có xác định được ngưỡng tăng ko?
- Một chỉ số có nhiều sóng, vậy thì xác định sóng nào để vẽ Fibonacci? sóng nào tác động đến xu hướng tăng giảm của chỉ số?
- Có thể vẽ cả Fibonacci cho nhiều sóng được ko?
- Có thể vẽ cả Fibonacci kéo từ dưới lên và cả trên xuống để xác định cả ngưỡng tăng và giảm được ko?

Xin cám ơn./.
1 người cảm ơn PHAN MỸ HẠNH cho bài viết.
NGUYỄN VĂN QUÝ
#3 Đã gửi : 17/09/2012 lúc 03:35:22(UTC)

Cảm ơn: 18 lần
Được cảm ơn: 131 lần trong 48 bài viết
Originally Posted by: Client16326 Go to Quoted Post
Tôi có một vài thắc mắc, mong anh giải thích giùm:

- Theo như anh giới thiệu thì FIbinacci được kéo từ chân sóng lên tới đỉnh thì sẽ xác định được ngưỡng rơi vậy thì nếu làm theo chiều ngược lại, kéo từ đỉnh xuống tới chân sóng thì có xác định được ngưỡng tăng ko?
- Một chỉ số có nhiều sóng, vậy thì xác định sóng nào để vẽ Fibonacci? sóng nào tác động đến xu hướng tăng giảm của chỉ số?
- Có thể vẽ cả Fibonacci cho nhiều sóng được ko?
- Có thể vẽ cả Fibonacci kéo từ dưới lên và cả trên xuống để xác định cả ngưỡng tăng và giảm được ko?

Xin cám ơn./.


Tôi xin được trả lời như sau:

Như tôi đã đề cập trong bài viết, Fibonacci Retracement ( Hồi quy) với mục đích là đo các mức và ngưỡng mà tại đó có thể xảy ra tính huống đảo chiều. Do đó đúng như câu hỏi của anh, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng Fibonacci Retracement vẽ từ đỉnh rồi kéo xuống chân sóng để có được những giả định về khả năng phục hồi nếu như sóng giảm này kết thúc.

Một chỉ số hay giá một cổ phiếu có rất nhiều sóng. Do đó người sử dụng phân tích kỹ thuật phải chọn ra những bước sóng phù hợp với mục tiêu và chiến lược đầu tư của bản thân. Với một nhà đầu tư lướt sóng, rõ ràng một con sóng tăng hoặc giảm trong vòng 1 tháng, 2 tháng cũng có thể sử dụng để vẽ Fibonacci. Trong khi đó một con sóng từ 6 tháng đến hơn 1 năm sẽ phù hợp hơn đối với các nhà đầu tư theo chiến lược trung và dài hạn.

Dựa trên quan điểm cá nhân, những con sóng càng dài thì khi vẽ Fibonacci càng cho các mức hỗi quy chính xác hơn. Ngoài ra tôi xin lưu ý một điểm đó là khi vẽ Fibonacci với các con sóng sẽ có các mức hồi quy khác nhau và khi nhìn tổng thể dài hạn các mức hồi quy này có thể sẽ “đè” lên nhau, một số trường hợp còn nằm trùng lên nhau. Những trường hợp này sẽ càng làm tăng mức độ ảnh hưởng của các ngưỡng đó với giá cổ phiếu và chỉ số.

Vài lời chia sẻ,

Xin cảm ơn
2 người cảm ơn NGUYỄN VĂN QUÝ cho bài viết.
PHAN MỸ HẠNH
#4 Đã gửi : 19/09/2012 lúc 09:11:54(UTC)

Cảm ơn: 5 lần
Được cảm ơn: 6 lần trong 5 bài viết
- ANh có thể cho ví dụ khi vẽ nhiều Fibonacci ko?
- Anh giải thích giùm : "những con sóng càng dài thì khi vẽ Fibonacci càng cho các mức hỗi quy chính xác hơn". Bởi vì Fibonacci là một dãy các con số tự nhiên, có liên quan gì đến độ dài của con sóng đâu?
Xin cám ơn ./.
NGUYỄN VĂN QUÝ
#5 Đã gửi : 19/09/2012 lúc 05:37:54(UTC)

Cảm ơn: 18 lần
Được cảm ơn: 131 lần trong 48 bài viết
Originally Posted by: Client16326 Go to Quoted Post
- ANh có thể cho ví dụ khi vẽ nhiều Fibonacci ko?
- Anh giải thích giùm : "những con sóng càng dài thì khi vẽ Fibonacci càng cho các mức hỗi quy chính xác hơn". Bởi vì Fibonacci là một dãy các con số tự nhiên, có liên quan gì đến độ dài của con sóng đâu?
Xin cám ơn ./.



Những nhận định trên là dựa trên quan điểm cá nhân và những quan sát bản thân tôi thấy được.
Dưới đây là một ví dụ vẽ nhiều Fibonacci Retracement cho HNX-Index



Có thể thấy được các mức kháng cự 95-96 điểm, 130 -135 điểm, 160-165 điểm được hình thành nhờ kết hợp các Fibonacci Retracement.

Dựa trên các ngưỡng này, nếu giả thiết là HNX-Index đang tạo đáy ở mức 55 điểm thì các ngưỡng kháng cự tôi nêu ở phía trên sẽ chi phối sóng hồi phục của HNX-Index trong thời gian tới.

Sóng càng dài thì Fibonacci càng có nhiều thời gian để kiểm chứng các mức kháng cự và hỗ trợ của giá cổ phiếu hoặc chỉ số, từ đó nhà đầu tư sẽ lọc ra được các ngưỡng nào thực sự quan trọng có thể làm thay đổi chiến lược và thời điểm đầu tư.

Xin cảm ơn
2 người cảm ơn NGUYỄN VĂN QUÝ cho bài viết.
PHẠM THỊ LÂM
#6 Đã gửi : 21/09/2012 lúc 02:19:26(UTC)

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 6 lần trong 5 bài viết
Khi dùng Fibonacci này thì nên để đồ thị hình đường kẻ hay là hình nến hả anh quý?
Nếu là hình nến thì lấy giá nào làm căn cứ thì chính xác và hợp lý nhất??
1 người cảm ơn PHẠM THỊ LÂM cho bài viết.
NGUYỄN VĂN QUÝ
#7 Đã gửi : 21/09/2012 lúc 04:26:12(UTC)

Cảm ơn: 18 lần
Được cảm ơn: 131 lần trong 48 bài viết
Originally Posted by: Client21734 Go to Quoted Post
Khi dùng Fibonacci này thì nên để đồ thị hình đường kẻ hay là hình nến hả anh quý?
Nếu là hình nến thì lấy giá nào làm căn cứ thì chính xác và hợp lý nhất??


Theo quan điểm cá nhân thì nhà đầu tư nên sử dụng đồ thị nến (Candlestick) do dạng đồ thị này cung cấp nhiều dữ liệu hơn về một phiên giao dịch gồm giá đóng, mở cửa; giá cao nhất, thấp nhất trong phiên.

Với đồ thị nến, giá đóng cửa là giá thể hiện mức điểm cuối cùng của phiên giao dịch do đó nên được sử dụng.

Xin cảm ơn
1 người cảm ơn NGUYỄN VĂN QUÝ cho bài viết.
Trả lời nhanh Hiển thị Trả Lời Nhanh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Gửi chủ đề Trả lời
Di chuyển  
Bạn có thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn có thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn có thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn có thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn có thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn có thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT.