Thông báo

Icon
Error

Gửi chủ đề Trả lời
Cao Su Đồng Phú-DPR (I): Cổ Phiếu “Undervalue”?
TRẦN ĐĂNG KHOA
#1 Đã gửi : 22/07/2016 lúc 07:43:53(UTC)

Thanks: 12 times
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Công Ty Cổ Phần Cao Su Đồng Phú (HOSE : DPR)

Khảo Sát Và Tiếp Cận

Công ty DPR có hoạt động kinh doanh chính trong lĩnh vực cao su, và các kênh đầu tư tài chính khác qua mô hình “công ty mẹ - con” (ý tác giá là “holdings company”). Tổng công ty Cao Su Việt Nam có vốn nhà nước, đồng thời là công ty mẹ và chiếm hơn 50% quyền biểu quyết dành cho cổ đông lớn.

Tác giả trình bày rút gọn thống kê số liệu tình hình tài chính, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, và tính giá trị sổ sách hữu hình DPR trong giai đoạn 2006-2015. Các bình luận và quan sát được “giới hạn” trong các tiêu đề bên dưới:

Kết quả kỳ vọng đối với nhóm nhà đầu tư có tỷ lệ sở hữu cổ phiếu dưới 49%: (1) an toàn vốn, và (2) Hiệu suất sinh lời lãi cơ bản trên cổ phiếu (Earning yield) cao hơn so với thị trường VN-Index trong cùng giai đoạn.

So sánh tính “ổn định và bền vững” dành cho lãi cơ bản và sức mạnh cổ tức trên một cổ phiếu trong mười (10) năm.

Điểm Nhấn

DPR có giá trị sổ sách (hữu hình) trên một cổ phiếu (Book value per share) là xấp xỉ 54 ngàn đồng, và thị giá quanh vùng 35 ngàn đồng vào ngày cuối cùng tháng 12 năm 2015.

DPR có thị giá thấp hơn giá trị sổ sách (hữu hình) trên một cổ phiếu.


Hiệu suất sinh lời lãi cơ bản trên một cổ phiếu DPR (Earning yield), vào 31/12/2015 là xấp xỉ 10% (với EPS tương ứng là 3,603 đồng)

Biểu đồ:




Bình Luận

Các cổ phiếu có thị giá thấp hơn giá trị sổ sách thường mang các yếu tố: thiếu tính ổn định trong lợi nhuận thuần trên doanh thu, xu hướng giảm hiệu suất sinh lợi trên tổng vốn kinh doanh trong 5 năm liên tiếp, vân…vân./.

Công ty có doanh thu lớn (A large revenue size), xu hướng tăng nhanh, chưa chắc mang lại lãi cơ bản và cổ tức trên một cổ phiếu cao.

Con số cuối cùng, tính theo giá trị trung bình, trên bảng kết quả kinh doanh trong giai đoạn mười (10) năm, hoặc tối thiếu năm (5) năm ‘có thể’ xem là thước đo tiêu chuẩn khi đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh đối với mô hình “công ty mẹ - con”.

DPR đã mua lại cổ phiếu quỹ với số lượng gần 3 triệu, có khả năng tăng chỉ số EPS trong tương lai gần nếu công ty tạo ra lợi nhuận thuần sau thuế tăng, là tính hiệu tích cực cho cổ đông sở hữu.

Quan Sát

Tại sao DPR có mức tăng trưởng vốn lớn, và giá trị sổ sách cao nhưng hiệu quả sinh lợi trên tổng vốn kinh doanh lại có xu hướng xuống thấp giai đoạn 2006-2015?

DPR có chỉ số “tỷ lệ vốn lưu động trên lợi nhuận thuần sau thuế trung bình trong năm (5) năm” tăng từ 0.2 (tỷ lệ là 200/1000) vào 2006-2010 lên 3.4 (tỷ lệ là 3400/1000) giai đoạn 2011-2015.

Nói khác đi DPR cần 200 đồng để tạo ra 1,000 đồng trong lợi nhuận thuần 2006-2010, nhưng vốn kinh doanh công ty cần hơn 3,400 đồng để tạo ra 1,000 đồng trong lợi nhuận sau thuế 2011-2015.

DPR tăng vốn chủ sở hữu từ 400 tỷ đồng năm 2006 lên hơn 2000 tỷ đồng năm 2015, và các tài khoản trong nhóm tài sản dài hạn tăng đột biến nhưng chưa mang lại lợi nhuận trực tiếp như: chi phí xây dựng dỡ dang (gần 1300 tỷ), các “hoạt động đầu tư tài chính” khác bao gồm chứng khoán (gỗ Thuận An), quỹ đầu tư tăng trưởng Việt Long (thay đổi vào cuối năm 2012), những công ty con, công ty liên kết.

Các yếu tố nào ảnh hưởng đến nhóm cổ phiếu “Undervalue” khi so sánh điểm mạnh và điểm bất lợi trong phân tích đầu tư giá trị?

Trong bài viết “Cổ phiếu “Undervalue”: Mã Chứng Khoán DAP”, tác giả giới thiệu về công ty Đông Á và nhấn mạnh đến khả năng mang lại lợi nhuận trên doanh thu trong thời gian dài là quan trọng.

DPR có mức ưu đãi thuế, và tiếp cận nguồn vốn vay chi phí thấp dễ dàng. Điểm mạnh của công ty Cao Su Đồng Phú cũng là điểm bất lợi cho họ.

Hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính trong nhóm tài sản dài hạn chưa tạo ra nguồn lợi nhuận ổn định và bền vững. Các thuyết minh báo cáo tài chính liên quan đến hạn mục lãi hoặc lỗ trong các tài khoản này là những điểm cần quan sát.

Tài liệu trích dẫn thuyết minh báo cáo tài chính


Bài viết chỉ mang tính trao đổi học thuật, đọc giả tự chịu trách nhiệm và rủi ro trong ứng dụng. Vui lòng đọc kỹ phần “Miễn Trừ Trách Nhiệm” và “Công Bố Rủi Ro” là một phần không tách rời với thông tin trong bài viết này.

Ghi chú:

Tác giả đặt dấu chấm hỏi trên tiêu đề bài viết- “Undervalue”?- để bạn đọc so sánh về những dữ liệu được trình bày và các nhận định riêng của mỗi cá nhân. Khái niệm “Undervalue” được trình bày theo hiểu biết riêng của người viết.

DPR có vốn hóa thị trường, doanh thu, và vốn chủ sở hữu lớn. Tác giả nhận thấy giá trị trung bình 10 năm thích hợp cho so sánh hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và tình hình kinh doanh trong giai đoạn 2006-2015 với 1996-2005, hoặc tối thiểu là 5 năm từ 2006-2010 với 2011-2015.

Mỗi nhà đầu tư có kết quả kỳ vọng riêng cho chính mình tùy vào vị trí của họ theo cơ cấu sở hữu cổ đông, và mục tiêu tài chính.

Benjamin Graham trình bày về cổ phiếu “Undervalue” trong chương một (1) tại quyển sách “Intelligent Investor”.

Warren Buffett giới thiệu về khái niệm và kinh nghiệm ứng dụng phương pháp này- dưới tên gọi “Cigar Butt”-, trong thư gởi cổ đông “năm 1989”, mục “Mistakes of the First Twenty-five Years (A condensed Version)”.



======================================================================
Tam Tư (Hán Việt: Nghĩ Đi Nghĩ Lại Nhiều Lần)

"Margin of Safety" as the Central Concept of Investment

Blog Tác Giả
======================================================================

---
TRẦN ĐĂNG KHOA
#2 Đã gửi : 22/07/2016 lúc 07:49:26(UTC)

Thanks: 12 times
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Trích dẫn:
---Lợi thế cạnh tranh





Trả lời nhanh Hiển thị Trả Lời Nhanh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Gửi chủ đề Trả lời
Di chuyển  
Bạn có thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn có thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn có thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn có thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn có thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn có thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT.