Thông báo

Icon
Error

Trả lời
Từ:
Nội dung:
Chèn biểu tượng

Đang tải...
Đang tải...


Số ký tự tối đa cho một bài viết là: 32767
Đậm Nghiêng Gạch chân   Highlight Trích dẫn Choose Language for Syntax Highlighting Chèn ảnh Tạo liên kết   Unordered List Ordered List   Canh lề trái Canh giữa Canh lề phải   Thêm BBCode Tags
Màu chữ: Cỡ chữ:
Tùy chọn:
  • Đính kèm tập tin?
Mã an ninh:
Nhập mã an ninh:
  Xem trước gửi Cancel

Last 10 Posts (In reverse order)
NGUYỄN VĂN QUÝ Đã gửi: 14/08/2012 lúc 04:45:09(UTC)
 
Bài viết này sẽ giới thiệu về cách sử dụng các chỉ báo kỹ thuật phổ biến nhất hiện nay. Trong các phần mềm phân tích kỹ thuật có tới hàng trăm các chỉ báo để nhà đầu tư có thể chọn lựa sử dụng. Tuy nhiên mỗi chỉ báo đều có điểm mạnh và yếu, do đó điều khó khăn nhất đó chính là lọc ra được những chỉ báo có độ chính xác và tin cậy tối đa có thể hỗ trợ cho người phân tích.

Ngoài ra, có rất ít người phân tích sử dụng trên 10 chỉ báo kỹ thuật khi phân tích 1 cổ phiếu. Độ trễ về thời gian, yếu tố đầu vào dữ liệu, tín hiệu đặc trưng của từng chỉ báo rất dễ tạo ra các tín hiệu không đồng nhất khiến việc kết hợp nhiều chỉ báo một lúc sẽ dẫn đến kết luận sai lệch xu hướng vận động của giá cổ phiếu hoặc chỉ số thị trường.

Do đó phân tích kỹ thuật là một sự kết hợp mang tính cá nhân và độ nhạy bén và kinh nghiệm của từng người phân tích đối với từng chỉ báo.

SMA - Simple moving average - Đường Trung bình động giản đơn

Chỉ báo đầu tiên trong bài này sẽ là chỉ báo hay được dùng để dự đoán xu hướng giá, đó chính là đường Trung bình động giản đơn – Simple moving average (SMA). Chỉ báo này có thể loại bỏ các biến động lớn của giá chứng khoán hàng ngày và tạo ra đường giá chứng khoán mềm mại hơn. Tuy nhiên điểm yếu của SMA là nó có một độ trễ nhất định so với giá hiện tại.

Có nhiều đường SMA khác nhau tuy theo số ngày mà người sử dụng dùng để tính toán. SMA theo 30, 50, 200 ngày được dùng phổ biến nhất.

Cách sử dụng:

Nếu đường trung bình động có xu hướng đi lên có nghĩa là giá chứng khoán đang có chiều hướng tăng giá và ngược lại. Số ngày sử dụng càng dài thì mức độ phản ánh biến động giá trong khoảng thời gian càng dài. Đường SMA 30 luôn phản ánh biến động giá cổ phiếu gần thời điểm hiện tại hơn so với SMA 200.

Do đó sẽ có trường hợp SMA 30 đang hướng lên nhưng SMA 200 vẫn trong xu hướng giảm. Hiện tượng này phản ánh xu hướng tăng ngắn hạn có thể đang xuất hiện nhưng trong trung và dài hạn giá của cổ phiếu vẫn chưa có dấu hiệu tích cực.



Với đồ thị của AAM, đường SMA 30 được hiển thị màu đỏ cho thấy xu hướng tăng giá ngắn hạn của cổ phiếu khi đã tạo đáy và tăng trở lại từ tháng 4/2011. Trong khi đó với dữ liệu 200 ngày (đường màu xanh), SMA 200 cho thấy một độ chễ nhất định khi tạo đáy muộn hơn vào thời điểm tháng 8/2011.

Chú ý:

Điểm giao cắt giữa đường giá, SMA ngắn ngày và SMA dài ngày cũng là tín hiệu đảo chiều khá chính xác. Với cổ phiếu AAM, SMA 30 đã cắt từ trên xuống trên đường giá AAM vào tháng 10/2010 rồi liên tục giảm và vận động phía dưới đường giá AAM cho tới tháng 6/2011 mới phát ra tín hiệu đảo chiều tăng trở lại khi cắt từ dưới lên trên đường giá AAM.

Ngoài ra thời điểm tháng 8/2011 khi SMA 30 cắt từ dưới lên trên đường SMA 200 cho thấy tín hiệu đảo chiều tăng của AAM.

SMA cũng có thể được coi là đường hỗ trợ hoặc đường kháng cự. Đối với AAM rõ rằng sau khi đường giá AAM vượt qua SMA 200 vào tháng 8/2011, sau đó điều chỉnh giảm tới 2 lần nhưng đều được đỡ bởi SMA 200 tại mức 22.000 đồng/cp. Do đó có thể tạm coi ngưỡng 22.000 đồng/cp là một ngưỡng hỗ trợ khá tốt và tại mức giá này có thể chú ý đến việc giải ngân.

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT.