Thông báo

Icon
Error

Trả lời
Từ:
Nội dung:
Chèn biểu tượng

Đang tải...
Đang tải...


Số ký tự tối đa cho một bài viết là: 32767
Đậm Nghiêng Gạch chân   Highlight Trích dẫn Choose Language for Syntax Highlighting Chèn ảnh Tạo liên kết   Unordered List Ordered List   Canh lề trái Canh giữa Canh lề phải   Thêm BBCode Tags
Màu chữ: Cỡ chữ:
Tùy chọn:
  • Đính kèm tập tin?
Mã an ninh:
Nhập mã an ninh:
  Xem trước gửi Cancel

Last 10 Posts (In reverse order)
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HOA Đã gửi: 24/04/2012 lúc 02:33:06(UTC)
 
"Ở thời điểm hiện nay buộc phải chọn trần LS huy động...Nếu áp dụng thêm trần lãi suất cho vay thì sẽ tạo ra sự phân bố nguồn vốn không hiệu quả..."
Đây là quan điểm của bác Phó Thống đốc NHNN trong cuộc họp sáng qua 23/04
http://cafef.vn/20120424...on-tran-ls-huy-dong.chn
Tuy nhiên hôm nay theo nhiều nguồn tin không chính thống thì NHNN sẽ áp trần ls cho vay (17%) trong vài ngày tới.
Đây có thể là một thông tin tích cực cho các DN.
Vậy theo các bác thì liệu có khả năng này hay không?
ĐINH VIẾT HUY Đã gửi: 24/04/2012 lúc 12:00:37(UTC)
 
Originally Posted by: Nguyễn Văn Dũng Go to Quoted Post
Đúng như vậy. Dòng tiền có khả năng sẽ sang kênh chứng khoán nhiều hơn. Thậm chí bản thân các Ngân hàng cũng cân nhắc việc đầu tư bằng cách mua chứng khoán.
Tuy nhiên, nếu tình trạng doanh nghiệp đình đốn, mất cân đối lãi suất tồn tại lâu thì không tốt cho cả nền kinh tế và cho cả thị trường chứng khoán.

Tiền vào chứng khoán không sinh ra hàng hóa, chỉ làm chứng khoán tăng lên mà thôi. Hậu quả là kinh tế khó phục hồi 1 số công ty phá sản phần còn lại sống theo kiểu cầm hơi. Nếu không có chính sách tiêu thụ hàng của các công ty làm ra là tất cả đều toi.
NGUYỄN VĂN DŨNG Đã gửi: 24/04/2012 lúc 11:09:32(UTC)
 
Đúng như vậy. Dòng tiền có khả năng sẽ sang kênh chứng khoán nhiều hơn. Thậm chí bản thân các Ngân hàng cũng cân nhắc việc đầu tư bằng cách mua chứng khoán.
Tuy nhiên, nếu tình trạng doanh nghiệp đình đốn, mất cân đối lãi suất tồn tại lâu thì không tốt cho cả nền kinh tế và cho cả thị trường chứng khoán.
LÊ TRỌNG THỦY Đã gửi: 24/04/2012 lúc 10:59:12(UTC)
 
Lo cho nền kinh tế nói chung, mừng cho thị trường CK và công ty làm ăn bền vững nói riêng.

Tiền không có nơi đầu tư (BĐS, SX) thì tất yếu sẽ tập trung vào CK thôi.

Lãi suất giảm CK tăng là lẽ tất yếu (90%)
NGUYỄN VĂN DŨNG Đã gửi: 24/04/2012 lúc 10:38:28(UTC)
 
Trong suốt khoảng hơn 1 tuần trở lại đây, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng liên tục giảm mạnh: lãi suất kỳ hạn 1-2 tháng xuống tới mức dưới 10%/năm, thậm chí lãi suất qua đêm hoặc kỳ hạn 1 tuần chỉ còn 5%~7%/năm. Các mức lãi suất này chỉ bằng 1/2 hoặc 1/3 so với cách đây 6 tháng. Mặt bằng lãi suất hiện nay nói lên điều gì?

- Trước hết, sự căng thẳng về thanh khoản của các ngân hàng đã không còn (trừ một số ngân hàng nhỏ khi họ vẫn phải căng sức để huy động với lãi suất vượt trần để giữ khách hàng gửi tiền ở lại với mình). Đây là tiền đề để lãi suất cho vay sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới.
- Trong khi lãi suất các ngân hàng đang khá "thừa tiền", lãi suất liên ngân hàng xuống thấp nhưng mặt bằng lãi suất cho vay không giảm nhiều, tăng trưởng tín dụng âm trong Quý 1/2012. Như vậy có thể có mấy khả năng:
+ Nhiều doanh nghiệp khó khăn và các ngân hàng đang "ngại" cho vay doanh nghiệp vì sợ rủi ro tín dụng.
+ Vì tính toán mức rủi ro tín dụng cao nên các ngân hàng buộc phải cộng vào giá vốn của họ một mức lãi suất cao hơn khi tính toán lãi suất cho vay (lý giải tại sao chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất huy động lên tới 7-8%/năm)
+ Doanh nghiệp khó khăn về đầu ra và với mức lãi suất vay hiện nay, họ không muốn mạo hiểm vay để mở rộng sản xuất.

Từ các thực tế trên cho thấy nền kinh tế và đặc biệt lĩnh vực lưu thông tiền tệ đang chưa hiệu quả. Hi vọng thời gian tới, những nút thắt trong sản xuất và tiền tệ sẽ được các cơ quan chính phủ dần tháo gỡ để guồng máy kinh tế chạy tốt hơnthumbs up

Mời các bác tham gia ý kiến thêm .....

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT.