Thông báo

Icon
Error

Trả lời
Từ:
Nội dung:
Chèn biểu tượng

Đang tải...
Đang tải...


Số ký tự tối đa cho một bài viết là: 32767
Đậm Nghiêng Gạch chân   Highlight Trích dẫn Choose Language for Syntax Highlighting Chèn ảnh Tạo liên kết   Unordered List Ordered List   Canh lề trái Canh giữa Canh lề phải   Thêm BBCode Tags
Màu chữ: Cỡ chữ:
Tùy chọn:
  • Đính kèm tập tin?
Mã an ninh:
Nhập mã an ninh:
  Xem trước gửi Cancel

Last 10 Posts (In reverse order)
CAO VĂN CƯỜNG Đã gửi: 27/04/2015 lúc 09:15:56(UTC)
 
Trong 4 tháng đầu năm, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam giảm về số vốn đăng ký nhưng tăng về số vốn giải ngân.

Số liệu mới nhất của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy tổng vốn FDI đăng ký cấp mới và tăng thêm trong 4 tháng đầu năm đạt 3,722 tỷ USD, giảm 23,3% so với cùng kỳ năm 2014.

Trong khi đó, các dự án FDI đã giải ngân được khoảng 4,2 tỷ USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2014.

Tính đến ngày 20/4, Việt Nam có 448 dự án FDI mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là 2,676 tỷ USD, giảm 17,1% so với cùng kỳ năm 2014, trong khi có 167 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 1,04 tỷ USD, giảm 35,7%.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã rót vốn vào 14 lĩnh vực, dẫn đầu là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với 207 dự án đầu tư đăng ký mới và 113 lượt dự án tăng vốn, với tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 2,83 tỷ USD, chiếm 76% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Lĩnh vực kinh doanh bất động sản thu hút nhiều vốn FDI thứ hai với 10 dự án đăng ký mới với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 327 triệu USD, chiếm 8,8% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ 3 là lĩnh vực Bán buôn bán lẻ sửa chữa với 65 dự án đầu tư mới, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 198,65 triệu USD.

Trong 4 tháng, đã có 42 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, dẫn đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 908,88 triệu USD, chiếm 24,4% tổng vốn đầu tư tại Việt Nam; tiếp theo là Thổ Nhĩ Kỳ với 660 triệu USD, chiếm 17,7% tổng vốn đầu tư. BritishVirgin Islands đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 509,6 triệu USD, chiếm 13,7% tổng vốn đầu tư; Nhật Bản đứng thứ tư với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 374,3 triệu USD, chiếm 10,1%.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 40 tỉnh thành phố, nhiều nhất là Đồng Nai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 916,75 triệu USD, tiếp đến là TP Hồ Chí Minh với 784,93 triệu USD, Hải Phòng với 292,11 triệu USD.

Một số dự án lớn được cấp phép trong 4 tháng là Dự án Cty TNHH Hyosung Đồng Nai do nhà đầu tư Thổ Nhĩ Kỳ đầu tư với số vốn 660 triệu USD để sản xuất và gia công các loại sợi; Dự án Cty TNHH Worldon do nhà đầu tư BritishVirginIslands đầu tư tại Tp Hồ Chí Minh với số vốn 300 triệu USD để xuất sản phẩm may mặc cao cấp; Dự án Cty TNHH MTV điện gió Trà Vinh 1 do nhà đầu tư Hàn Quốc đầu tư với số vốn 120 triệu USD; Dự án Cty TNHH KMW do nhà đầu tư Hàn Quốc thực hiện với số vốn 100 triệu USD tại tỉnh Hà Nam để sản xuất thiết bị viễn thông sử dụng vô tuyến điện, thiết bị đèn LED chiếu sáng.

Trung Nghĩa - Người Đồng Hành

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT.