Thông báo

Icon
Error

Trả lời
Từ:
Nội dung:
Chèn biểu tượng

Đang tải...
Đang tải...


Số ký tự tối đa cho một bài viết là: 32767
Đậm Nghiêng Gạch chân   Highlight Trích dẫn Choose Language for Syntax Highlighting Chèn ảnh Tạo liên kết   Unordered List Ordered List   Canh lề trái Canh giữa Canh lề phải   Thêm BBCode Tags
Màu chữ: Cỡ chữ:
Tùy chọn:
  • Đính kèm tập tin?
Mã an ninh:
Nhập mã an ninh:
  Xem trước gửi Cancel

Last 10 Posts (In reverse order)
VŨ MINH THÙY Đã gửi: 29/10/2013 lúc 10:54:06(UTC)
 
Những yếu tố khiến cho môi trường kinh doanh của Việt Nam bị xếp hạng thấp vẫn là những vấn đề cũ. Sự cải thiện chưa tương xứng với cái cần cải thiện và cũng chưa cùng tốc độ với các quốc gia láng giềng.

Trong báo cáo đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB) và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) về môi trường kinh doanh năm 2013 được công bố sáng 29/10/2013, Việt Nam đứng thứ 99 trong tổng số 189 nền kinh tế - tụt thêm 1 bậc so với năm ngoái.

Các chuyên gia đánh giá tốt Việt Nam ở các lĩnh vực như Cấp giấy phép xây dựng (đứng thứ 29) và Tiếp cận tín dụng (đứng thứ 42). Tuy nhiên, mặc dù đã thực hiện nhiều cải cách để nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp thì thứ hạng của Việt Nam vẫn chưa được cải thiện và các nguyên nhân thì khá quen thuộc. Đó là vấn đề về bảo vệ nhà đầu tư, tiếp cận điện năng và nộp thuế.

Chỉ số “bảo vệ nhà đầu tư” chỉ đứng ở mức 157/189 – tăng thứ hạng so với năm trước nhưng vẫn thấp nhất trong các chỉ số được đánh giá.

Theo bà Phạm Thị Thu Hằng ( Giám đốc VCCI), chỉ số này được cải thiện chủ yếu ở việc công bố thông tin với những quy định mới đã được ban hành như Thông tư 121/2012/TT-BTC về Quản trị doanh nghiệp áp dụng cho các công ty niêm yết. Tuy nhiên không thể chỉ dừng lại ở đó, nhiều vấn đề như mức độ trách nhiệm của thành viên HĐQT, “độ dễ” cho cổ đông thể hiện ý kiến trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp (đặc biệt là cổ đông thiểu số) … còn nhiều không gian để cải thiện. Bà cho rằng trong tương lai, nguồn vốn từ cổ đông mà đặc biệt là các nhà đầu tư tổ chức, chính là nguồn căn bản để doanh nghiệp đổi mới công nghệ và mô hình tăng trưởng.

TS Trần Đình Thiên cũng nhận xét, chỉ số bảo vệ nhà đầu tư tăng lên là do các yếu tố ‘thủ tục” hơn là môi trường thực tế, bởi lẽ trong báo cáo này, yếu tố vĩ mô không được đề cập đến. Trong 3 năm qua, sự bất ổn của vĩ mô là tác nhân quan trọng khiến cho hàng loạt doanh nghiệp phải đóng cửa. Theo ông, “cái gọi là nỗ lực để đảm bảo cho nhà đầu tư chống lại rủi ro là xấu đi chứ không tốt lên!”

Chỉ số “tiếp cận điện năng” xếp hạng 156. Các chuyên gia WB thống kê, một doanh nghiệp mất trung bình 115 ngày để kết nối điện cho sản xuất kinh doanh, mỗi gia đình mất tới 17% thu nhập bình quân để tiêu dùng cho điện.

Chỉ số nộp thuế xếp hạng 149/189 của Việt Nam có thể khiến nhiều người thắc mắc, khi các chỉ tiêu như số lần đóng thuế, thời gian, thuế suất đều được nâng hạng. Trả lời cho vấn đề này, chuyên gia WB cho biết “mặc dù Việt Nam đã cải thiện nhưng các quốc gia khác không đứng yên, họ cũng cải thiện môi trường của họ. Ví dụ, Thái Lan đã giảm bớt tỷ lệ đóng góp bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp giúp các doanh nghiệp giảm chi phí đóng thuế. Malaysia đã thực thi kê khai và đóng thuế điện tử… Chính vì thế mà thứ hạng của Việt Nam chưa cải thiện được.”

Các chuyên gia cũng công bố con số thống kê: trung bình các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam phái mất đến 1/3 số ngày làm việc trong năm để thực hiện các thủ tục thuế. Nói như TS Trần Đình Thiên thì “trả thuế mất rất nhiều thời gian, đã thành trường kỳ và năm nay còn xấu hơn. Bao nhiêu năm doanh nghiệp vẫn bị hành hạ là đáng lo ngại”.

Bà Phạm Thị Thu Hằng cũng nêu ý kiến, trong năm 2012, Chính phủ đã có nhiều chính sách ưu đãi, giãn thuế cho doanh nghiệp nhưng số doanh nghiệp có lãi vẫn không nhiều. Có thể gánh nặng thuế đến từ phí và thuế Giá trị gia tăng. Vì vậy, vấn đề là làm thế nào để giảm được gánh nặng này trong năm 2014.

Chỉ số được nâng hạng là “vay vốn tín dụng” vẫn còn nhiều điều phải bàn luận. Môi trường vĩ mô nói chung và hệ thống tín dụng của Việt Nam nói riêng chứa đựng rất nhiều những đặc thù mà báo cáo của WB và IFC không thể tiếp cận và tính toán, đơn cử như quan hệ sở hữu chéo của Ngân hàng và doanh nghiệp. TS Trần Đinh Thiên thừa nhận, thực tế tín dụng trong giai đoạn vừa qua là khó tiếp cận. Chúng ta không thể đòi hỏi nhóm chuyên gia thực hiện báo cáo hiểu được chi tiết thực tiễn vay vốn tín dụng tại Việt Nam.

Kết luận lại, những vấn đề nổi cộm khiến cho môi trường kinh doanh của Việt Nam trong năm 2012 bị xếp hạng thấp vẫn là những vấn đề cũ. Sự cải thiện chưa tương xứng với cái cần cải thiện và cũng chưa cùng tốc độ với các quốc gia láng giềng. Không chỉ thế, thứ hạng của các tiêu chí rất không đều. Và nói như TS Trần Đình Thiên thì “ Sự khấp khểnh trong môi trường kinh doanh chính là điều làm cho doanh nghiệp khó khăn”.

Trang Minh

Theo Trí Thức Trẻ

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT.