Thông báo

Icon
Error

Trả lời
Từ:
Nội dung:
Chèn biểu tượng

Đang tải...
Đang tải...


Số ký tự tối đa cho một bài viết là: 32767
Đậm Nghiêng Gạch chân   Highlight Trích dẫn Choose Language for Syntax Highlighting Chèn ảnh Tạo liên kết   Unordered List Ordered List   Canh lề trái Canh giữa Canh lề phải   Thêm BBCode Tags
Màu chữ: Cỡ chữ:
Tùy chọn:
  • Đính kèm tập tin?
Mã an ninh:
Nhập mã an ninh:
  Xem trước gửi Cancel

Last 10 Posts (In reverse order)
PHẠM VIỆT DŨNG Đã gửi: 03/05/2013 lúc 12:14:57(UTC)
 
Phân tích dựa trên các thống kê chính thống đấy.
Nhưng: http://vneconomy.vn/2013...m-mot-so-0-van-dung.htm
big grin Có những con số "báo cáo" quốc hội mà còn chưa sáng rõ thì với chúng ta ?!
CUNG THỊ BÍCH HUYỀN Đã gửi: 03/05/2013 lúc 10:20:08(UTC)
 
Quí I: Chỉ số tồn kho nhiều mặt hàng cao ngất ngưởng


Tính đến ngày 1/4. tồn kho nhiều mặt hàng như bia, dây điện, phân bón... thậm chí ở mức 50-70% so với cùng kỳ các năm trước.

Báo cáo tình hình sản xuất công nghiệp và thương mại tháng 4 của Bộ Công Thương cho thấy, chỉ số tồn kho tại thời điểm 01 tháng 4 năm 2013 của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 13,1% so với cùng thời điểm năm trước.

Trong đó, những ngành có chỉ số tồn kho xấp xỉ 50% như: Tồn kho sản xuất dây, cáp điện và dây dẫn điện tử khác tăng 70,8%; %; tồn kho sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa tăng 54,6%; tồn kho sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ tăng 50,1%; tồn kho ngành sản xuất bia tăng 41,5%, tồn kho ngành sản xuất xe có động cơ tăng 51,4% so với cùng kỳ 2012.

Quí I: Chỉ số tồn kho nhiều mặt hàng cao ngất ngưởng (1)

Tiếp theo, tồn kho ngành sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm vệ sinh tăng 32,0%; tồn kho ngành chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa tăng 21,2%; tồn kho ngành sản xuất sợi tăng 11,9%; sản xuất hàng may sẵn (trừ trang phục) tăng 18,6%; sản xuất trang phục tăng 13,7 sản xuất sắt, thép, gang tăng 10,9%; tồn kho ngành sản xuất mô tô, xe máy tăng 7,2%; ...

Một số ngành có chỉ số tồn kho giảm mạnh như: sản xuất vải dệt thoi giảm 18,4%; sản xuất giầy dép giảm 12,5%; sản xuất xi măng giảm 30,6%; sản xuất linh kiện điện tử giảm 35,7%; sản xuất điện tử dân dụng giảm 28,2%, sản xuất mô tơ, máy phát, biến thế điện, thiết bị phân phối và điều khiển điện giảm 14,0%...

Trong tháng 5, Bộ chỉ đạo các doanh nghiệp thuộc Bộ, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục khai thác năng lực sản xuất và nhu cầu thị trường trong nước, củng cố hệ thống phân phối để sản phẩm đến tay người tiêu dùng ở mức giá thấp nhất nhằm giải quyết hàng tồn kho và thúc đẩy sản xuất.

Ngoài ra Bộ cũng đề nghị các cơ quan nói trên chủ động đề xuất các biện pháp cụ thể nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp; tiếp tục đẩy mạnh cải tiến công nghệ, sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị trong nước đã sản xuất được để giảm chi phí, góp phần giảm nhập siêu; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, tài nguyên nhằm tăng hiệu quả đầu tư và hiệu quả sản xuất kinh doanh.


Hồng Anh

Theo Trí Thức Trẻ

Trong các mặt hàng tồn kho lớn trên thì có khả năng bia sẽ là mặt hàng giảm tồn kho nhanh trong quý 2 tới happy.
CUNG THỊ BÍCH HUYỀN Đã gửi: 02/05/2013 lúc 01:57:25(UTC)
 
HSBC: PMI tháng 4 tăng lên 51 điểm

Các điều kiện sản xuất đang dần cải thiện lần đầu tiên trong gần hai năm qua
Nhờ số lượng đơn đặt hàng mới và việc làm tăng trưởng nhanh hơn, sản lượng sản xuất tiếp tục phát triển thêm, chỉ số PMI ngành Sản xuất Việt Nam trong tháng 4 của HSBC tăng nhẹ lên 51 điểm so với mức 50.8 điểm của tháng 3.

Theo bản báo cáo của HSBC, sản lượng ngành sản xuất tháng 4 tăng tháng thứ hai liên tiếp phản ánh số lượng đơn đặt hàng mới sắp tới tiếp tục tăng. Trong khi đó, các điều kiện thị trường quốc tế yếu kém chứng tỏ số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu tăng không đáng kể so với một tháng trước đó.

Bên cạnh đó, việc làm trong ngành sản xuất cũng tăng tháng thứ hai liên tiếp nhờ sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới có sự phục hồi nhẹ. Dữ liệu của tháng 4 cho thấy lượng công việc đang có (nhưng chưa thực hiện) tiếp tục giảm mạnh.

Cũng theo khảo sát của HSBC, một số công ty cho biết đã dùng hàng tồn kho thực hiện các hợp đồng hiện có để giải quyết lượng công việc tồn đọng. Hàng tồn kho thành phẩm đã giảm tháng thứ sáu liên tiếp. Mặc dù lượng hàng mua vào tăng mạnh, nhưng việc giảm tồn kho hàng mua một phần nhằm giảm áp lực đối với hàng tồn kho nguyên liệu. Trong khi đó, thời gian giao hàng của người bán hầu như không thay đổi trong tháng 4 giống như tình trạng đã xảy ra từ đầu năm đến nay.

Ngoài ra, chi phí đầu vào trung bình tăng trong tháng 4 trong khi các nhà sản xuất cho biết họ phải trả giá cao hơn ở cả thị trường trong nước và quốc tế.

Báo cáo chỉ rõ các điều kiện thị trường cạnh tranh đã hạn chế khả năng của các nhà sản xuất Việt Nam trong việc chuyển gánh nặng chi phí sang cho khách hàng. Vì lý do đó, lần đầu tiên trong ba tháng, giá xuất xưởng trung bình giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 12 năm ngoái. Một số nhà sản xuất cho biết họ đang giảm giá nhằm tăng doanh số bán hàng.

Bình luận về khảo sát chỉ số PMI™ ngành sản xuất Việt Nam, Trinh Nguyen - Chuyên viên kinh tế HSBC cho biết, "Trong khi nền kinh tế còn bị trì trệ vì hoạt động kém hiệu quả của khu vực quốc doanh thì khu vực tư nhân, đặc biệt là ngành sản xuất, tiếp tục góp phần vào việc duy trì đà phát triển của nền kinh tế. Mức tăng đầu tư nước ngoài vào ngành sản xuất trong năm qua cho thấy Việt Nam vẫn có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ trong ngành sản xuất cần nhiều lao động."

Minh Hằng (Vietstock)

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT.