Thông báo

Icon
Error

Trả lời
Từ:
Nội dung:
Chèn biểu tượng

Đang tải...
Đang tải...


Số ký tự tối đa cho một bài viết là: 32767
Đậm Nghiêng Gạch chân   Highlight Trích dẫn Choose Language for Syntax Highlighting Chèn ảnh Tạo liên kết   Unordered List Ordered List   Canh lề trái Canh giữa Canh lề phải   Thêm BBCode Tags
Màu chữ: Cỡ chữ:
Tùy chọn:
  • Đính kèm tập tin?
Mã an ninh:
Nhập mã an ninh:
  Xem trước gửi Cancel

Last 10 Posts (In reverse order)
NGUYỄN HOÀNG HIỆP Đã gửi: 11/07/2013 lúc 04:56:58(UTC)
 
Hoạt động của ETF được chia ra thành 3 hoạt động chính: 1 là phát hành Sơ cấp, 2 là giao dịch thứ cấp, 3 là hình thành và duy trì danh mục đầu tư.

Trong đó, việc phát hành sơ cấp vào giao dịch thứ cấp liên quan đến các Chứng chỉ quỹ ETF, còn hoạt động thứ 3 là liên quan đến các Cổ phiếu trong danh mục của ETF

1. Sơ cấp:

Sơ cấp

Ở thị trường sơ cấp, Công ty quản lý quỹ ETF sẽ có các hành động Phát hành Chứng chỉ quỹ ETF và Mua lại chứng chỉ quỹ ETF. Khi phát hành thì Cty quản lý quỹ sẽ thu về Tiền hoặc rổ chứng khoán cơ cấu (tuỳ thuộc quy định của luật), đổi lại sẽ phát hành ra Chứng chỉ quỹ ETF cho các Đại lý phát hành (AP).

Ngược lại, khi có yêu cầu của AP thì Cty quản lý quỹ sẽ phải Mua lại các Chứng chỉ quỹ đã phát hành ra và trả lại tiền (hoặc rổ chứng khoán cơ cấu) với giá tương ứng với giá trị tài sản ròng hiện tại của CCQ.

Như vậy sau khi phát hành sơ cấp thì Công ty quản lý quỹ sẽ cầm Tiền hoặc rổ CK cơ cấu, còn các đại lý phát hành sẽ cầm Chứng chỉ quỹ ETF.

2. Thứ cấp:

Thứ cấp

Sau khi phát hành sơ cấp thì các AP sẽ cầm trong tay Chứng chỉ quỹ ETF. Để tăng thanh khoản thì các Chứng chỉ quỹ này sẽ được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Các AP sẽ thực hiện bán lại CCQ này cho các nhà đầu tư, sau đó các NĐT sẽ giao dịch với nhau theo giá thị trường của CCQ.

3. Hình thành và duy trì danh mục đầu tư:

Danh mục đầu tư

Sau khi phát hành sơ cấp thì Cty quản lý quỹ sẽ cầm trong tay Tiền mặt hoặc là Rổ chứng khoán cơ cấu. Nếu công ty quản lý quỹ thu về tiền mặt thì họ sẽ phải tiến hành đầu tư vào danh mục của quỹ. Khi đó họ sẽ phải giao dịch trên thị trường chứng khoán nơi các mã trong danh mục đang được niêm yết.
Danh mục của quỹ ETF luôn được xây dựng dựa trên một chỉ số tham chiếu, nhiệm vụ của cty quản lý quỹ ETF là phải đảm bảo biến động của giá trị danh mục đầu tư luôn bám sát với chỉ số tham chiếu này.
Việc duy trì danh mục đầu tư được diễn ra thường xuyên bởi:
- Khi AP mua thêm hoặc bán lại Chứng chỉ quỹ cho cty quản lý quỹ --> tiền bị rút ra hoặc thêm vào --> Quỹ sẽ mua thêm hoặc bán ra danh mục chứng khoán của mình tương ứng.
- Giá thị trường của các mã trong danh mục biến động thường xuyên --> làm cho tỷ trọng của các mã trong danh mục bị biến động --> Cty quản lý quỹ phải điều chỉnh lại để đảm bảo biến động giá trị toàn danh mục phải bám sát với chỉ số tham chiếu
- Định kỳ (chẳng hạn 3 tháng 1 lần) thì chỉ số tham chiếu sẽ được đánh giá lại 1 lần --> quỹ ETF cũng phải thay đổi lại danh mục để đảm bảo bám sát chỉ số tham chiếu.
NGUYỄN HOÀNG HIỆP Đã gửi: 25/06/2013 lúc 01:51:50(UTC)
 
Originally Posted by: Pvd Go to Quoted Post

Còn có một điều mình chưa hiểu là: Một chứng chỉ quỹ phát hành trong gia đoạn (a) sẽ có cơ cấu cổ phiếu tương ứng là (A) và một chứng chỉ quỹ phát hành trong giai đoạn (b) sẽ có cơ cấu cổ phiếu tương ứng là (B) thì ró ràng phải có giá trị khác nhau tại bất cứ thời điểm nào - sau đó. Nghĩa là A và B thực chất là hai chứng chỉ quỹ khác nhau (?!)

- Xin hỏi các bạn tư vấn thực tế trên TT chứng chỉ quỹ của 1 quỹ EYF có phân biệt các chứng chỉ quỹ A,B,C phát hành trong các thời điểm khác nhau không?

Cảm ơn!

Các chứng chỉ quỹ của ETF được phát hành vào các thời điểm khác nhau, với rổ cổ phiếu hoán đổi là khác nhau nhưng không bị phân biệt thành các loại riêng đâu ạ. Sau khi được phát hành thì các CCQ đó được giao dịch trên thị trường với giá trị như nhau ạ.
PHẠM HỒNG HIẾU Đã gửi: 25/06/2013 lúc 11:06:49(UTC)
 
thua ùi
tt này chắc phải án bình bất động thui
bán thì woa muộn rùi
mà mua thì phải chờ lâu (mà cũng hết xiền ùibig grin )
PHẠM VIỆT DŨNG Đã gửi: 25/06/2013 lúc 11:00:00(UTC)
 
http://cafef.vn/thi-truo...306250907428575ca31.chn

crying crying crying Thiên thời không tốt lắm!

Liệu khối nội có đấu được với khối ngoại ván này không đây ?!
PHẠM VIỆT DŨNG Đã gửi: 24/06/2013 lúc 02:58:57(UTC)
 
Theo mình hiểu thì quỹ chức năng chính của các quỹ ETF là tạo ra chứng chỉ quỹ (khế ước có giá). Mỗi chứng chỉ quỹ tương ứng với một rổ CP nhất định. Quỹ sẽ phát hành và thu hồi chứng chỉ quỹ thông qua các đại lý bằng cách trao đổi giữa các rổ CP và chứng chỉ quỹ với các đại lý và thu phí, lệ phí giao dịch để chi phí quản lý và lợi nhuận KD. Các loại phí, lệ phí giao dịch nói trên là nguồn thu chính của quỹ hay nói cách khác là hoạt động của quỹ ETF là dịch vụ "lưu thông chứng khoán" thông qua việc phát hành chứng chỉ quỹ là chủ yếu.
Khoản thu ngoài dịch vụ phát hành chứng chỉ quỹ của ETF thì việc mua CP lần đầu (tạo vật chất hình thành giá trị cơ sở phát hành chứng chỉ quỹ!) và bán CP khi giải tán quỹ chỉ thực hiện 1 lần nên không phải nguồn thu định kỳ của quỹ ETF. Nhưng việc thay đổi tỷ lệ cơ cấu rổ CP theo định kỳ của ETF cũng đem lại lợi nhuận (lỗ lãi) cho ETF giống như hoạt động tự doanh của các CTCK nhưng không phải nguồn lợi cơ bản của quỹ. Nhưng nó cũng được coi như là hoạt đong thường xuyên (định kỳ).
Còn có một điều mình chưa hiểu là: Một chứng chỉ quỹ phát hành trong gia đoạn (a) sẽ có cơ cấu cổ phiếu tương ứng là (A) và một chứng chỉ quỹ phát hành trong giai đoạn (b) sẽ có cơ cấu cổ phiếu tương ứng là (B) thì ró ràng phải có giá trị khác nhau tại bất cứ thời điểm nào - sau đó. Nghĩa là A và B thực chất là hai chứng chỉ quỹ khác nhau (?!)

- Xin hỏi các bạn tư vấn thực tế trên TT chứng chỉ quỹ của 1 quỹ EYF có phân biệt các chứng chỉ quỹ A,B,C phát hành trong các thời điểm khác nhau không?

Cảm ơn!
Phòng Môi Giới Đã gửi: 12/04/2013 lúc 03:56:24(UTC)
 
Originally Posted by: Pvd Go to Quoted Post

Nếu như thế NĐT nội rất thiệt thòi vì (nếu như!)chỉ các NĐT ngoại (NĐT cá nhân) mua và bán được chứng chỉ quỹ (trên TTCK ngoại) và hoạt động thứ cấp (mua bán lẻ) trên TTCK VN ?!
Và nếu đúng như vậy thì rõ ràng việc khối ngoại quá rễ ràng thao túng TTCK VN là không có gì lạ cả.
Hy vọng các nhà quản lý TTCK sớm thấy rõ điều này!


Có chút hiểu lầm ở đây, em xin làm rõ lại như sau: 2 Chứng chỉ quỹ ETF nước ngoài đó đều giao dịch cả Sơ cấp và Thứ cấp ở nước ngoài, không phải là giao dịch thứ cấp ở Việt Nam đâu ạ. Chỉ có cái Tài sản của quỹ là hàng hoá trên TTCK Việt Nam nên nó mua bán tài sản đó qua VN như 1 NĐT nước ngoài thôi.
NGUYỄN THANH HÒA Đã gửi: 12/04/2013 lúc 03:33:46(UTC)
 
Nhà quản lý thấy chứ bạn, thế mới có quy định về đầu tư của nước ngoài tại VN, về room...
Và ETF Việt Nam ra đời.
Nhưng các quỹ ngoại cũng tạo ra cung cầu trên TTCK VN, làm cho TTCKVN sôi động hơn đấy chứ....big grin
PHẠM VIỆT DŨNG Đã gửi: 12/04/2013 lúc 02:34:30(UTC)
 
Originally Posted by: Nguyễn Thanh Hòa Go to Quoted Post
Originally Posted by: Pvd Go to Quoted Post
Originally Posted by: Nguyễn Thanh Hòa Go to Quoted Post
Thông tư 229/2012/TT-BTC hướng dẫn thành lập và quản lý quỹ hoán đổi danh mục (ETF) sẽ có hiệu lực từ 1/9/2013. Đây là một văn bản pháp quy được TTCK chờ đợi từ lâu. Tuy nhiên, các bên đã sẵn sàng đến đâu?
Xem chi tiêt thông tư

Khung pháp lý lập quỹ


So với dự thảo Thông tư được công bố trước đó, nội dung trong Thông tư 229 không có nhiều điểm khác biệt.

Theo đó, điều kiện công ty quản lý quỹ (QLQ) được phép thành lập quỹ giữ nguyên, gồm yêu cầu về đủ vốn theo quy định của pháp luật trong thành lập và hoạt động công ty QLQ, không bị đặt trong tình trạng kiểm soát hoạt động, kiểm soát đặc biệt, tạm ngừng hoạt động, đình chỉ hoạt động; hoặc đang trong quá trình hợp nhất, sáp nhập, giải thể, phá sản và không đang trong tình trạng bị xử phạt các hành vi vi phạm quy định trong lĩnh vực chứng khoán mà chưa thực hiện đầy đủ các chế tài và biện pháp khắc phục theo quyết định xử phạt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Đối với thành viên lập quỹ, Thông tư quy định hai đối tượng là CTCK có nghiệp vụ môi giới và tự doanh, ngân hàng lưu ký đã có hợp đồng lập quỹ ETF với công ty quản lý quỹ. Đối với CTCK, quy định hiện nay buộc CTCK phải duy trì tỷ lệ vốn khả dụng tối thiểu 220% hoặc một tỷ lệ khác cao hơn theo yêu cầu của công ty QLQ. Ngân hàng lưu ký phải đáp ứng về tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của pháp luật về ngân hàng.

Ngoài các điều kiện trên, trong đợt chào bán lần đầu (sơ cấp), mỗi NĐT, thành viên lập quỹ phải đăng ký mua tối thiểu một lô chứng chỉ quỹ. Tổng số lô chứng chỉ quỹ chào bán thành công phải đạt tối thiểu 10 lô, hoặc một số lượng khác, bảo đảm vốn điều lệ của quỹ đạt không thấp hơn 50 tỷ đồng.

So với dự thảo Thông tư được công bố trước đây, quy định về đợt chào bán lần đầu có điểm khác biệt. Trong dự thảo, 1 lô chứng chỉ quỹ được quy định là 1 triệu chứng chỉ quỹ, mệnh giá 10.000 đồng/chứng chỉ, tương đương giá trị đặt mua tối thiểu (theo mệnh giá) là 10 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong Thông tư, một lô chứng chỉ quỹ là 100.000 chứng chỉ, giảm giá trị đặt mua tối thiểu (theo mệnh giá) về mức 1 tỷ đồng.

Đối với ngân hàng giám sát, ngoài các quy định giống như tại Luật Chứng khoán, Thông tư 229 còn yêu cầu ngân hàng giám sát phải có tối thiểu 2 nhân viên nghiệp vụ có đầy đủ các chứng chỉ: pháp luật về chứng khoán; chứng chỉ cơ bản về chứng khoán và TTCK, hoặc chứng chỉ hành nghề chứng khoán hoặc chứng chỉ CFA từ bậc 1 trở lên, hoặc chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán cấp tại các quốc gia là thành viên của OECD; chứng chỉ kế toán/kiểm toán/kế toán trưởng hoặc các chứng chỉ ACCA, CPA.

Các Sở GDCK là đơn vị duy nhất được tính toán và quản lý chỉ số làm cơ sở cho quỹ đầu tư ETF. Đây là quy định hạn chế hơn so với dự thảo, khi dự thảo quy định “tổ chức nước ngoài có uy tín, kinh nghiệm và đang quản lý các bộ chỉ số tham chiếu của các quỹ ETF quốc tế” cũng được tính toán và quản lý chỉ số.

Đối với quy định niêm yết, hủy niêm yết chứng chỉ quỹ ETF, Thông tư 229 quy định, trong vòng 30 ngày kể từ ngày đăng ký thành lập quỹ có hiệu lực, công ty QLQ phải hoàn tất các thủ tục niêm yết chứng chỉ quỹ ETF tại Sở GDCK. Chứng chỉ quỹ ETF sẽ bị hủy nếu trong vòng 3 tháng gần nhất có mức sai lệch so với chỉ số tham chiếu vượt quá mức sai lệch tối đa theo quy định của Sở GDCK; hoặc không xác định được chỉ số tham chiếu vì các nguyên nhân bất khả kháng đã được quy định; khi quỹ bị giải thể hoặc các trường hợp khác theo quy định của Sở GDCK và tại điều lệ quỹ.

Liên quan đến đầu tư, vận hành quỹ ETF, Thông tư 229 quy định, quỹ ETF không được đầu tư quá 30% vào nhóm công ty có quan hệ sở hữu với nhau, trừ trường hợp đó là chứng khoán cơ cấu nằm trong danh mục chỉ số tham chiếu. Khái niệm nhóm công ty có quan hệ sở hữu được định nghĩa là các công ty có quan hệ công ty mẹ - công ty con, công ty liên doanh, liên kết; giảm đối tượng tập đoàn, các tổng công ty và các công ty trong cùng tập đoàn (như quy định trong dự thảo).

VSD đảm bảo hệ thống vận hành trước tháng 9

Hiện có hai đơn vị đã bày tỏ ý định thành lập quỹ ETF, trong đó có CTCP Quản lý quỹ đầu tư Việt Nam (VFM). Khung pháp lý đã có, nhưng vẫn còn một số vấn đề được thị trường quan tâm để quỹ ETF vận hành tốt.

Trước tiên là vấn đề hoàn thiện công nghệ của Trung tâm Lưu ký chứng khoán (VSD) phục vụ việc hoán đổi danh mục chứng khoán cơ cấu lấy các lô chứng chỉ quỹ và ngược lại. Thêm vào đó là cơ chế vay mượn chứng khoán cơ cấu, chứng chỉ quỹ ETF của thành viên lập quỹ. Nhiều thành viên thị trường đặt câu hỏi về việc VSD đã chuẩn bị đến đâu cho vấn đề này?

Trao đổi với ĐTCK, ông Dương Ngọc Tuấn, Phó tổng giám đốc VSD cho biết, để chuẩn bị cho việc ra đời và hoạt động của quỹ ETF, phía VSD đã và đang tích cực chuẩn bị hệ thống phục vụ cho việc hoán đổi danh mục, cho vay chứng khoán. “VSD đảm bảo hệ thống vận hành tốt trước khi Thông tư 229 có hiệu lực”, ông Tuấn nói.

Vấn đề thứ hai là những quy định liên quan đến nghiệp vụ bán khống, chứng khoán phái sinh để giúp các thành viên lập quỹ giảm thiểu rủi ro khi phải nắm lượng chứng khoán lớn trong thời gian dài. Đa số thành viên thị trường đều cho rằng, thiếu đi các quy định này, hoạt động của quỹ ETF sẽ không thể lâu dài, rủi ro cho các thành viên lớn, nhất là trong bối cảnh TTCK Việt Nam có nhiều biến động.

Về vấn đề này, một lãnh đạo UBCK cho biết, việc các thành viên lập quỹ, nhà tạo lập thị trường của quỹ ETF phải nắm giữ lượng chứng khoán lớn trong một thời gian cũng khiến rủi ro của họ tăng lên. Do đó, bản thân việc quy định lô chứng chỉ quỹ giảm từ mức 1 triệu chứng chỉ quỹ về 100.000 chứng chỉ quỹ đã là một cách để giảm rủi ro cho các thành viên này. Thêm vào đó, quy định cho phép vay mượn chứng khoán cũng là cách để thành viên lập quỹ có thể tạo được lợi nhuận nhất định.

“Trong thời gian tới, khi ETF đi vào hoạt động, chắc chắn cơ quan quản lý sẽ tính toán đến việc nghiên cứu cho triển khai chứng khoán phái sinh. Tuy nhiên, đây là vấn đề cần phải có thời gian để nghiên cứu và sẽ chỉ phục vụ cho việc quản trị rủi ro, chứ không phải để đầu cơ”, vị này nhấn mạnh.

Uyên Phạm

đầu tư chứng khoán


Đoạn tô đỏ mình không hiểu lắm!

Ngoài ra:

Hình như 2 quỹ ETF ngoại hiện tại chưa thể thực sự hoạt động đầy đủ theo cơ chế quy định vì thị trường mua bán chứng chỉ quỹ đang ...ở TT Mỹ (?!)
Cụ thể là mình không thấy chỗ nào (ở đâu) có thể bán (đổi) "rỏ" CP tương ứng lấy chứng chỉ quỹ hoặc mua chứng chỉ quỹ (lấy CP) để bán lẻ cả. Thậm chí cơ cấu một chứng chỉ quỹ của nó gồm bao nhiêu mã CP, tỷ lệ thế nào, các NĐT còn chưa nắm được thì mua bán thế nào?!

Hiện tại, VN chưa có quỹ ETF nào. Chỉ có VinaWealth đang có kế hoạch thành lập quỹ ETF vào nửa sau 2013 Xem chi tiết. Các quy định về ETF này chỉ áp dụng cho các quỹ ETF của Việt Nam. VNM ETF và FTSE chỉ như là 1 nhà đầu tư nước ngoài đối với TTCK Việt Nam.


Nếu như thế NĐT nội rất thiệt thòi vì (nếu như!)chỉ các NĐT ngoại (NĐT cá nhân) mua và bán được chứng chỉ quỹ (trên TTCK ngoại) và hoạt động thứ cấp (mua bán lẻ) trên TTCK VN ?!
Và nếu đúng như vậy thì rõ ràng việc khối ngoại quá rễ ràng thao túng TTCK VN là không có gì lạ cả.
Hy vọng các nhà quản lý TTCK sớm thấy rõ điều này!
NGUYỄN THANH HÒA Đã gửi: 12/04/2013 lúc 09:57:54(UTC)
 
Originally Posted by: Pvd Go to Quoted Post
Originally Posted by: Nguyễn Thanh Hòa Go to Quoted Post
Thông tư 229/2012/TT-BTC hướng dẫn thành lập và quản lý quỹ hoán đổi danh mục (ETF) sẽ có hiệu lực từ 1/9/2013. Đây là một văn bản pháp quy được TTCK chờ đợi từ lâu. Tuy nhiên, các bên đã sẵn sàng đến đâu?
Xem chi tiêt thông tư

Khung pháp lý lập quỹ


So với dự thảo Thông tư được công bố trước đó, nội dung trong Thông tư 229 không có nhiều điểm khác biệt.

Theo đó, điều kiện công ty quản lý quỹ (QLQ) được phép thành lập quỹ giữ nguyên, gồm yêu cầu về đủ vốn theo quy định của pháp luật trong thành lập và hoạt động công ty QLQ, không bị đặt trong tình trạng kiểm soát hoạt động, kiểm soát đặc biệt, tạm ngừng hoạt động, đình chỉ hoạt động; hoặc đang trong quá trình hợp nhất, sáp nhập, giải thể, phá sản và không đang trong tình trạng bị xử phạt các hành vi vi phạm quy định trong lĩnh vực chứng khoán mà chưa thực hiện đầy đủ các chế tài và biện pháp khắc phục theo quyết định xử phạt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Đối với thành viên lập quỹ, Thông tư quy định hai đối tượng là CTCK có nghiệp vụ môi giới và tự doanh, ngân hàng lưu ký đã có hợp đồng lập quỹ ETF với công ty quản lý quỹ. Đối với CTCK, quy định hiện nay buộc CTCK phải duy trì tỷ lệ vốn khả dụng tối thiểu 220% hoặc một tỷ lệ khác cao hơn theo yêu cầu của công ty QLQ. Ngân hàng lưu ký phải đáp ứng về tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của pháp luật về ngân hàng.

Ngoài các điều kiện trên, trong đợt chào bán lần đầu (sơ cấp), mỗi NĐT, thành viên lập quỹ phải đăng ký mua tối thiểu một lô chứng chỉ quỹ. Tổng số lô chứng chỉ quỹ chào bán thành công phải đạt tối thiểu 10 lô, hoặc một số lượng khác, bảo đảm vốn điều lệ của quỹ đạt không thấp hơn 50 tỷ đồng.

So với dự thảo Thông tư được công bố trước đây, quy định về đợt chào bán lần đầu có điểm khác biệt. Trong dự thảo, 1 lô chứng chỉ quỹ được quy định là 1 triệu chứng chỉ quỹ, mệnh giá 10.000 đồng/chứng chỉ, tương đương giá trị đặt mua tối thiểu (theo mệnh giá) là 10 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong Thông tư, một lô chứng chỉ quỹ là 100.000 chứng chỉ, giảm giá trị đặt mua tối thiểu (theo mệnh giá) về mức 1 tỷ đồng.

Đối với ngân hàng giám sát, ngoài các quy định giống như tại Luật Chứng khoán, Thông tư 229 còn yêu cầu ngân hàng giám sát phải có tối thiểu 2 nhân viên nghiệp vụ có đầy đủ các chứng chỉ: pháp luật về chứng khoán; chứng chỉ cơ bản về chứng khoán và TTCK, hoặc chứng chỉ hành nghề chứng khoán hoặc chứng chỉ CFA từ bậc 1 trở lên, hoặc chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán cấp tại các quốc gia là thành viên của OECD; chứng chỉ kế toán/kiểm toán/kế toán trưởng hoặc các chứng chỉ ACCA, CPA.

Các Sở GDCK là đơn vị duy nhất được tính toán và quản lý chỉ số làm cơ sở cho quỹ đầu tư ETF. Đây là quy định hạn chế hơn so với dự thảo, khi dự thảo quy định “tổ chức nước ngoài có uy tín, kinh nghiệm và đang quản lý các bộ chỉ số tham chiếu của các quỹ ETF quốc tế” cũng được tính toán và quản lý chỉ số.

Đối với quy định niêm yết, hủy niêm yết chứng chỉ quỹ ETF, Thông tư 229 quy định, trong vòng 30 ngày kể từ ngày đăng ký thành lập quỹ có hiệu lực, công ty QLQ phải hoàn tất các thủ tục niêm yết chứng chỉ quỹ ETF tại Sở GDCK. Chứng chỉ quỹ ETF sẽ bị hủy nếu trong vòng 3 tháng gần nhất có mức sai lệch so với chỉ số tham chiếu vượt quá mức sai lệch tối đa theo quy định của Sở GDCK; hoặc không xác định được chỉ số tham chiếu vì các nguyên nhân bất khả kháng đã được quy định; khi quỹ bị giải thể hoặc các trường hợp khác theo quy định của Sở GDCK và tại điều lệ quỹ.

Liên quan đến đầu tư, vận hành quỹ ETF, Thông tư 229 quy định, quỹ ETF không được đầu tư quá 30% vào nhóm công ty có quan hệ sở hữu với nhau, trừ trường hợp đó là chứng khoán cơ cấu nằm trong danh mục chỉ số tham chiếu. Khái niệm nhóm công ty có quan hệ sở hữu được định nghĩa là các công ty có quan hệ công ty mẹ - công ty con, công ty liên doanh, liên kết; giảm đối tượng tập đoàn, các tổng công ty và các công ty trong cùng tập đoàn (như quy định trong dự thảo).

VSD đảm bảo hệ thống vận hành trước tháng 9

Hiện có hai đơn vị đã bày tỏ ý định thành lập quỹ ETF, trong đó có CTCP Quản lý quỹ đầu tư Việt Nam (VFM). Khung pháp lý đã có, nhưng vẫn còn một số vấn đề được thị trường quan tâm để quỹ ETF vận hành tốt.

Trước tiên là vấn đề hoàn thiện công nghệ của Trung tâm Lưu ký chứng khoán (VSD) phục vụ việc hoán đổi danh mục chứng khoán cơ cấu lấy các lô chứng chỉ quỹ và ngược lại. Thêm vào đó là cơ chế vay mượn chứng khoán cơ cấu, chứng chỉ quỹ ETF của thành viên lập quỹ. Nhiều thành viên thị trường đặt câu hỏi về việc VSD đã chuẩn bị đến đâu cho vấn đề này?

Trao đổi với ĐTCK, ông Dương Ngọc Tuấn, Phó tổng giám đốc VSD cho biết, để chuẩn bị cho việc ra đời và hoạt động của quỹ ETF, phía VSD đã và đang tích cực chuẩn bị hệ thống phục vụ cho việc hoán đổi danh mục, cho vay chứng khoán. “VSD đảm bảo hệ thống vận hành tốt trước khi Thông tư 229 có hiệu lực”, ông Tuấn nói.

Vấn đề thứ hai là những quy định liên quan đến nghiệp vụ bán khống, chứng khoán phái sinh để giúp các thành viên lập quỹ giảm thiểu rủi ro khi phải nắm lượng chứng khoán lớn trong thời gian dài. Đa số thành viên thị trường đều cho rằng, thiếu đi các quy định này, hoạt động của quỹ ETF sẽ không thể lâu dài, rủi ro cho các thành viên lớn, nhất là trong bối cảnh TTCK Việt Nam có nhiều biến động.

Về vấn đề này, một lãnh đạo UBCK cho biết, việc các thành viên lập quỹ, nhà tạo lập thị trường của quỹ ETF phải nắm giữ lượng chứng khoán lớn trong một thời gian cũng khiến rủi ro của họ tăng lên. Do đó, bản thân việc quy định lô chứng chỉ quỹ giảm từ mức 1 triệu chứng chỉ quỹ về 100.000 chứng chỉ quỹ đã là một cách để giảm rủi ro cho các thành viên này. Thêm vào đó, quy định cho phép vay mượn chứng khoán cũng là cách để thành viên lập quỹ có thể tạo được lợi nhuận nhất định.

“Trong thời gian tới, khi ETF đi vào hoạt động, chắc chắn cơ quan quản lý sẽ tính toán đến việc nghiên cứu cho triển khai chứng khoán phái sinh. Tuy nhiên, đây là vấn đề cần phải có thời gian để nghiên cứu và sẽ chỉ phục vụ cho việc quản trị rủi ro, chứ không phải để đầu cơ”, vị này nhấn mạnh.

Uyên Phạm

đầu tư chứng khoán


Đoạn tô đỏ mình không hiểu lắm!

Ngoài ra:

Hình như 2 quỹ ETF ngoại hiện tại chưa thể thực sự hoạt động đầy đủ theo cơ chế quy định vì thị trường mua bán chứng chỉ quỹ đang ...ở TT Mỹ (?!)
Cụ thể là mình không thấy chỗ nào (ở đâu) có thể bán (đổi) "rỏ" CP tương ứng lấy chứng chỉ quỹ hoặc mua chứng chỉ quỹ (lấy CP) để bán lẻ cả. Thậm chí cơ cấu một chứng chỉ quỹ của nó gồm bao nhiêu mã CP, tỷ lệ thế nào, các NĐT còn chưa nắm được thì mua bán thế nào?!

Hiện tại, VN chưa có quỹ ETF nào. Chỉ có VinaWealth đang có kế hoạch thành lập quỹ ETF vào nửa sau 2013 Xem chi tiết. Các quy định về ETF này chỉ áp dụng cho các quỹ ETF của Việt Nam. VNM ETF và FTSE chỉ như là 1 nhà đầu tư nước ngoài đối với TTCK Việt Nam.
NGUYỄN HOÀNG HIỆP Đã gửi: 12/04/2013 lúc 08:51:44(UTC)
 
Originally Posted by: Pvd Go to Quoted Post

Cụ thể là mình không thấy chỗ nào (ở đâu) có thể bán (đổi) "rỏ" CP tương ứng lấy chứng chỉ quỹ hoặc mua chứng chỉ quỹ (lấy CP) để bán lẻ cả. Thậm chí cơ cấu một chứng chỉ quỹ của nó gồm bao nhiêu mã CP, tỷ lệ thế nào, các NĐT còn chưa nắm được thì mua bán thế nào?!

Mô hình giao dịch Chứng chỉ quỹ ETF như sau:

Việc Hoán đổi Chứng chỉ quỹ với Rổ chứng khoán phát sinh trên thị Trường sơ cấp. Ở đó không có các NĐT cá nhân, mà chỉ có Công ty quản lý quỹ ETF giao dịch với các Đại lý phân phối (AP).

Cơ cấu danh mục của quỹ ETF sẽ phụ thuộc vào Chỉ số tham chiếu mà danh mục đó bám theo. Cái này thì không thể có quy định chính xác được mà phải chờ vào mục đích hoạt động của quỹ. Quy định chung thì theo thông tư 229 các ETF phải đảm bảo yêu cầu như sau:
Danh mục chứng khoán của chỉ số tham chiếu phải đa dạng và bảo đảm:
- Đối với chỉ số cổ phiếu: có tối thiểu mười (10) cổ phiếu trong danh mục. Tỷ trọng của mỗi cổ phiếu trong danh mục không vượt quá 20% giá trị của chỉ số;
- Đối với chỉ số trái phiếu: có tối thiểu năm (05) trái phiếu trong danh mục. Tỷ trọng mỗi trái phiếu trong danh mục không vượt quá 20% giá trị của chỉ số, trừ trường hợp trái phiếu Chính phủ, tín phiếu, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương;

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT.