Thông báo

Icon
Error

Trả lời
Từ:
Nội dung:
Chèn biểu tượng

Đang tải...
Đang tải...


Số ký tự tối đa cho một bài viết là: 32767
Đậm Nghiêng Gạch chân   Highlight Trích dẫn Choose Language for Syntax Highlighting Chèn ảnh Tạo liên kết   Unordered List Ordered List   Canh lề trái Canh giữa Canh lề phải   Thêm BBCode Tags
Màu chữ: Cỡ chữ:
Tùy chọn:
  • Đính kèm tập tin?
Mã an ninh:
Nhập mã an ninh:
  Xem trước gửi Cancel

Last 10 Posts (In reverse order)
CAO VĂN CƯỜNG Đã gửi: 27/04/2013 lúc 10:50:53(UTC)
 
Ngày 26/4/2013, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ tháng 4/2013 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Những nội dung quan trọng được thảo luận tại phiên họp này là:Tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, tập trung tăng cường các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô; không chủ quan, lơ là trước mục tiêu kiềm chế lạm phát; thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả; kiên quyết giữ được ổn định tỷ giá...

Thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2013, các thành viên Chính phủ nhận định, kinh tế vĩ mô tiếp tục có những chuyển biến tích cực.

Lạm phát được kiềm chế, chỉ số giá tiêu dùng (CPI)tháng 4/2013 tăng 0,02% so với tháng 3/2013, là mức tăng thấp nhất trong vòng 4 năm qua; giá cả, thị trường khá ổn định; lãi suất tiếp tục được điều chỉnh giảm đã góp phần tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh; tỷ giá, thị trường ngoại hối diễn biến tương đối ổn định; thanh khoản các ngân hàng thương mại đã được cải thiện đáng kể; dự trữ ngoại tệ của Nhà nước tăng cao; xuất khẩu tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao; an sinh xã hội tiếp tục được bảo đảm; đời sống của người dân, đặc biệt là những người nghèo, người mất việc làm, gia đình có công với cách mạng được quan tâm…

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, các thành viên Chính phủ cũng đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần tập trung khắc phục như: Cả khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản và khu vực công nghiệp, xây dựng đều có những khó khăn nhất định; sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến và chế tạo, gặp khó khăn do chi phí đầu vào cao, sức mua giảm, tiêu thụ chậm; lãi suất cho vay còn ở mức cao so với khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp; thực hiện tái cấu trúc ngân hàng thương mại, xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng và thị trường bất động sản chậm được giải quyết...

Phát biểu tại phiên họp, nhiều thành viên Chính phủ cho rằng cần tiếp tục tập trung mạnh vào tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh nhằm duy trì đà tăng trưởng, trong đó trước mắt thực hiện hiệu quả các giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp và công nghiệp.Trong công nghiệp, cần hết sức quan tâm đến công nghiệp hỗ trợ, chế biến, chế tạo.

Trong phát triển nông nghiệp phải chủ động nắm bắt tình hình, chủ động ứng phó với những diễn biến phức tạp của thiên tai, dịch bệnh; chú trọng thực hiện các giải pháp khuyến khích, hỗ trợ xuất khẩu...

Theo Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho biết, việc huy động vốn của nền kinh tế hiện nay tương đối tốt, tỷ giá ổn định, thanh khoản của các ngân hàng được cải thiện đáng kể, dự trữ ngoại tệ của Nhà nước tăng cao, niềm tin của người dân vào đồng Việt Nam ổn định, mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12% có khả năng đạt được.

Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng cho biết hiện NHNN đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Xây dựng để xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách, hướng dẫn cụ thể sớm triển khai gói hỗ trợ cho người có thu nhập trung bình và người có thu nhập thấp vay mua nhà ở.

Phát biểu kết luận và chỉ đạo phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng trong tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2013, các bộ, ngành địa phương đã quán triệt, bám sát các nghị quyết của Trung ương, Chính phủ. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội cho thấy, tình hình trên các mặt tiếp tục có những chuyển biến tích cực.

Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn nhìn nhận có những mặt còn chậm, có những mặt còn chưa vững chắc và có những mặt còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Do vậy, nhiệm vụ trong những tháng còn lại của năm 2013 là hết sức nặng nề. Thủ tướng yêu cầu phải kiên định, kiên trì các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đã đề ra cho năm 2013, chưa đặt vấn đề điều chỉnh.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương phải bám sát mục tiêu, chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ đã đề ra. Theo đó, trước hết phải tập trung tăng cường các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô; không chủ quan, lơ là trước mục tiêu kiềm chế lạm phát; thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả; kiên quyết giữ được ổn định tỷ giá...

Cùng với đó là thực hành tiết kiệm triệt để chi tiêu công, chống lãng phí; chỉ đạo quyết liệt công tác thu chi NSNN, đảm bảo cân đối thu chi, giữ được mức bội chi NSNN như đã được thông qua. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn đầu tư từ ngân sách trung ương nhằm thúc đẩy tăng tổng cầu của nền kinh tế, qua đó kích thích tăng trưởng kinh tế. Cải cách, tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút đầu tư, nhất là thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, các dự án công nghệ cao, tạo giá trị gia tăng lớn.

Bên cạnh đó, cần quyết liệt hơn nữa trong thực hiện tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, tái cơ cấu ngân hàng; có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các nhiệm vụ tái cơ cấu này.

Đồng thời, căn cứ vào tình hình thực tế để có chính sách về lãi suất phù hợp nhằm hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ thị trường; tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh. Rà soát và cập nhật danh mục các mặt hàng không thiết yếu, các mặt hàng trong nước đã sản xuất được để có biện pháp kiểm soát nhập khẩu; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường nội địa, mở rộng thị trường xuất khẩu...

Tiếp tục quan tâm thực hiện hiệu quả các chính sách đảm bảo an sinh xã hội và phúc lợi xã hội. Đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo, các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn. Quan tâm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Các bộ, ngành chức năng cũng cần sớm ban hành các hướng dẫn cụ thể đối với các đối tượng vay vốn mua nhà ở xã hội.

Theo Chinhphu.vn

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT.