Thông báo

Icon
Error

Trả lời
Từ:
Nội dung:
Chèn biểu tượng

Đang tải...
Đang tải...


Số ký tự tối đa cho một bài viết là: 32767
Đậm Nghiêng Gạch chân   Highlight Trích dẫn Choose Language for Syntax Highlighting Chèn ảnh Tạo liên kết   Unordered List Ordered List   Canh lề trái Canh giữa Canh lề phải   Thêm BBCode Tags
Màu chữ: Cỡ chữ:
Tùy chọn:
  • Đính kèm tập tin?
Mã an ninh:
Nhập mã an ninh:
  Xem trước gửi Cancel

Last 10 Posts (In reverse order)
CAO VĂN CƯỜNG Đã gửi: 26/04/2013 lúc 08:28:32(UTC)
 
Tại Hội thảo khoa học Khủng hoảng nợ công ở Liên minh châu Âu và những vấn đề gợi mở đối với Việt Nam, được tổ chức tại Hà Nội ngày 25/04/2013.

Khả năng trả nợ của Việt Nam rất đáng lo


Tại Hội thảo, TS. Lưu Bích Hồ đã cảnh báo, nợ công của Việt Nam hiện nay đã gần gấp đôi số Bộ Tài chính công bố, nếu theo định nghĩa quốc tế.

Cụ thể, năm 2011, ước tính theo định nghĩa quốc tế, nợ công của Việt Nam là 128,9 tỷ USD, bằng 106% GDP; theo định nghĩa của Việt Nam là 66,8 tỷ USD, bằng 55% GDP, tức là không tính phần của DNNN là 62,8 tỷ USD, bằng 51% GDP.

Việt Nam đã thông qua Chiến lược quản lý nợ công với việc đặt mức khống chế là 65%/năm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, chỉ tiêu này khó thực hiện được vì quá trình tái cơ cấu kinh tế còn kéo dài và sẽ cần rất nhiều vốn.

Tuy nhiên, điều các chuyên gia lo ngại nhất không phải là tỷ lệ nợ công/GDP cao, mà là khả năng trả nợ của Việt Nam?

Con số nợ công đang gia tăng một cách “đáng báo động” trong những năm gần đây. Giai đoạn 2007-2010, nợ công của Việt Nam tăng từ 33,8% lên 54,6% GDP. Tốc độ tăng bình quân của giai đoạn 2007-2010: là 15%/năm.

Tốc độ này sắp “bắt kịp” tốc độ tăng thu ngân sách (17-21%). Điều này đồng nghĩa với việc, vài ba năm nữa nguồn tăng thu chỉ đủ để bù trả nợ.

Việt Nam đang có một số điểm tương đồng với EU


Nhiều nhà khoa học chỉ ra những quan ngại xung quanh con số nợ công của Việt Nam.

Liên hệ với cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu, PGS.TS Lưu Ngọc Trịnh, Viện Kinh tế Chính trị Thế giới, đã chỉ ra những điểm tương đồng giữa Việt Nam và EU.

Trước hết, tất các các nước rơi vào vòng xoáy nợ công đều có kỷ luật tài khóa lỏng lẻo. Tình hình này cũng đang diễn ra ở Việt Nam, khi thực hiện ngân sách chi cuối năm luôn vượt xa Nghị quyết của Quốc hội về chi ngân sách được công bố đầu năm.

Thứ nữa, việc phân bổ nguồn vốn dễ bị ảnh hưởng bởi các mục tiêu chính trị nhiều hơn mục tiêu kinh tế; thời gian thực hiện dự án kéo dài. Hiếm có dự án công nào hoàn thành đúng tiến độ. Hậu quả là tiền lãi phải trả trên vay nợ tăng. Đây cũng là những điểm đáng lo ngại đối với Việt Nam. Bởi khi thu không đủ bù chi, Việt Nam sẽ cũng bị rơi vào “cơn xoáy nợ công” giống Hy Lạp.

Bên cạnh đó, một thực tế cho thấy, tại Việt Nam, con số nợ công không được công khai trong một thời gian dài, dẫn tới việc điều chỉnh chính sách khắc phục không được kịp thời. Chính phủ Hy Lạp là điển hình cho việc che giấu nợ công. Và, khi không thể kiểm soát được, số nợ mới được công bố, thì sự thể đã không thể cứu vãn.

Thực trạng kinh tế Việt Nam hiện đang tiềm ẩn rất nhiều vấn đề để không thể “an tâm” về nợ công. Đó là: (i) Tăng trưởng GDP giảm kể từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007 đến nay; (ii) Thâm hụt ngân sách và nợ công lớn, tăng mạnh từ năm 2001 đến năm 2010; (iii) Lạm phát luôn có xu hướng tăng mạnh, luôn cao trên 8% kể từ năm 2006 đến 2011; (iv) Tỷ lệ tiết kiệm ròng đã được điều chỉnh thấp chỉ 12-14% GNI mỗi năm, thấp hơn 5% so với trung bình của châu Á.

Trước tình hình này, các chuyên gia tài chính tại hội thảo đã nhất trí rằng, Việt Nam đang đứng trước những rủi ro tiềm ẩn do nợ công và nếu không có những giải pháp cấp bách, Việt Nam có khả năng rơi vào trường hợp của các nước châu Âu.

Trí An

Theo Trí Thức Trẻ

Bản quyền © Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT.